LÝ LUẬN     VĂN HỌC     BÌNH LUẬN     PHỎNG VẤN     VỤ ÁN LIÊN QUAN     NHÓM ĐÀLẠT    TIỂU SỬ

"Sau mấy chục năm được nhà trường xã hội chủ nghĩa trau dồi bao nhiêu tri thức về khoa học tự nhiên, về triết học Mác-Lê, về chính trị ... thì bây giờ các chi bộ lại không còn coi chúng tôi là thành phần công nông gần đảng nữa mà chuyển thành tầng lớp trí thức tiểu tư sản bấp bênh ! Trở thành kỹ sư, tiến sĩ, giáo sư ... thì lại xa đảng hơn lúc chưa đi học !. Nghĩa là trên thực tế thì chất Đảng ngược chiều với chất trí thức ! Đó là điều nghịch lý".....Dắt Tay Nhau, Đi Dưới Tấm Biển Chỉ Đường của Trí Tuệ - Hà Sĩ Phu 1988

"Khẳng định vai trò quyết định của tự do và phát triển không có nghĩa là khi có hai điều kiện ấy thì tự khắc sẽ có Bình đẳng và Bác ái mà không cần đến hoạt động khuyến thiện và nỗ lực tranh đấu của con người. Không thể lấy khát vọng thay cho qui luật, nhưng khát vọng đúng sẽ xúc tiến nhanh qui luật...." Đôi Điều Suy Nghĩ của Một Công Dân - Hà Sĩ Phu 1993

"Mọi hoạt động Tranh đấu của con người từ cổ chí kim , không có gì ra ngoài ý nghĩa của chữ QUYỀN CON NGƯỜI. "Quyền Con người" ngày nay đã trở thành vấn đề toàn cầu không nước nào có thể lẩn tránh, điều ấy đánh dấu một bước trưởng thành khổng lồ của văn minh nhân loại. Ở đâu có áp bức bất công, ở đâu con người bị đối xử phi lý đều có thể tìm nơi "Quyền Con Người" một điểm tựa để tranh đấu, ít nhất cũng là điểm tựa tinh thần. Mặt khác. từ ánh sáng chung nhất về "Quyền Con Người", con người có thể nhìn lại những trào lưu Tranh đấu của mình một cách có cơ sở khách quan, khoa học và sáng suốt hơn..." Chia Tay Ý Thức Hệ - Hà Sĩ Phu 1995

Bài Viết Mới


Gặp nhau nhân ngày giỗ tổ


Đoàn Nhật Hồng
(Cán bộ tiền khởi nghĩa, nguyên
Giám đốc Sở Giáo dục Lâm Đồng)

Nhân ngày giỗ Tổ Hùng Vương 10 tháng 3 Giáp Ngọ (9/4/2014), trong khi lễ kỷ niệm đang diễn ra long trọng tại Phú Thọ, xuất xứ của các vua Hùng, các nhà giáo chúng tôi và một vài bạn bè thân hữu ở Đà Lạt, tất cả đều đã hưu trí, cùng nhau họp mặt để ôn lại những bài học lịch sử trong sự nghiệp giữ gìn Tổ quốc và truyền thống Dân tộc, để nhắc nhở nhau về trách nhiệm đối với hiện tại.

Trong ảnh có những thân hữu mà các bạn bè đã quen biết như nhà giáo Mai Thái Lĩnh (1), các ông Huỳnh Nhật Hải, Huỳnh Nhật Tấn, Trần Thế Việt (2, 3, 4), blogger Nguyễn Quang Nhàn (5), Nguyên Giám đốc đài PTTH Diệp Đình Huyên (6), nhà giáo Hà Sĩ Phu (7), Nguyên Giám đốc sở Giáo dục Đoàn Nhật Hồng (8), nhà thơ Bùi Minh Quốc (9).

 

Để gợi ý thảo luận và tranh cãi, tôi đọc một câu đối của tôi năm ngoái:
- Thuở xa xưa con cháu Lạc Hồng lấy cung kiếm giữ gìn đất nước!
- Thời hiện đại cả bầy máu lạnh dùng lực quyền phá nát giang san!
* Trước hết các nhà giáo phê phán những quan niệm cực đoan sai lầm về lòng yêu nước, ví dụ coi Việt Nam vốn là một phần của Trung Quốc nên bị ràng buộc là dễ hiểu, ngược lại thì tự tôn dân tộc kiểu AQ coi Việt Nam là thủy tổ sinh ra văn minh Trung Quốc, hoặc quan điểm “thế giới hiện đại” như ngôi nhà chung, tất cả là cư dân quốc tế, ranh giới quốc gia chẳng còn mấy ý nghĩa…
* Nhiều ý kiến nhắc lại kinh nghiệm giữ nước của cha ông ta đã đúc kết qua mấy nghìn năm cọ xát với Trung Quốc, không để mất một tấc đất nào, sao đến thời “cách mạng” dân đông hơn nhiều, trang bị mạnh hơn, có thế giới bên cạnh mà để bị rơi vào phụ thuộc, đến nỗi như tướng Nguyễn Trọng Vĩnh tổng kết: Cứ “Cộng sản hữu nghị anh em” mà tất cả những gì Trung Quốc muốn thì họ đều thực hiện được, trong khi tất cả những gì có lợi cho ta thì họ đều ngăn cản được. Thế thì chẳng mất nước là gì? Suốt mấy nghìn năm chưa bao giờ có chuyện người dân biểu lộ lòng yêu nước chống giặc ngoại xâm mà chính người cầm quyền lại ngăn cấm, đánh đập, bỏ tù cho vừa lòng giặc! Từ ngàn xưa, nếu có tên vua bán nước thì bị cô lập, chỉ có cách lưu vong, chưa có tên vua bán nước nào lại thao túng được cả giang sơn như bây giờ…
Nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam là nước nhỏ so với Trung Quốc, muốn giữ nước thì trước hết phải giữ bằng “chính trị” (có chế độ chính trị đúng đắn yêu dân chứ không yêu Tàu, có liên kết với bạn bè hùng cường quốc tế), chứ vài cái máy bay, tàu ngầm không phải là yếu tố quan trọng hàng đầu…
Cuối cùng, anh em đều thấy mình tuy đã có tuổi, già yếu nhưng phải theo rõi tình hình trước nguy cơ của hai nạn “nội và ngoại xâm”, viết bài hay lên tiếng ủng hộ giới yêu nước trẻ, ủng hộ những tiếng nói dân chủ và yêu nước, vì chỉ có sức mạnh từ dân mới giữ được nước, để cho những núi xương sông máu đã hy sinh không rơi vào uổng phí. Nhắc lại quan niệm của Phan Châu Trinh: Chỉ khi có dân chủ, tức dân làm chủ đất nước thì hai chữ “quốc gia” mới có ý nghĩa đích thực. Còn chừng nào đất nước chỉ là tài sản của một ông vua hay nhiều ông vua tập thể thì dân làm gì có “nước” đích thực mà bảo vệ?...
Các nhà giáo già chúng tôi suy nghĩ thì nhiều, lo lắng cũng nhiều, nhưng khi chia tay đều không quên hỏi han nhau, an ủi nhau về sức khỏe và bệnh tật, mặc dù vẫn gắng hết sức mình để sống sao không thẹn với lương tâm.

Đà Lạt, ngày 9/4/2014
Đ. N. H.

 

Ông chủ qua đời,
Con chó,chầu rục xương bên mộ!
Thử hỏi con người,lại nỡ vô tâm ? 
Bao máu xương người Việt chống ngoại xâm,
Nơi Gạc Ma,Hoàng Sa ...và biên giới,
Họ lờ đi không hề nhắc tới!
Lại "xàn xê "nhãy nhót chốn linh thiêng!
Ai bảo họ điên ?
-_không,! Họ đang vươn lên tầm cao mới ...
Những Đô La,nhân dân tệ với chiếc ghế ngồi,
Mặc nhân loại gán cho chúng "đồ chó đễu "!

 

Nhân dịp giổ tổ
Thuỡ xa xưa con cháu Lạc Hồng lấy cung kiếm giữ gìn đất nước 
Thời hiện đại cả bầy máu lạnh dùng lực quyền phá nát Giang sơn

 


LÝ LUẬN    VĂN HỌC    BÌNH LUẬN    PHỎNG VẤN    VỤ ÁN LIÊN QUAN    NHÓM ĐÀLẠT    TIỂU SỬ