LÝ LUẬN     VĂN HỌC     BÌNH LUẬN     PHỎNG VẤN     VỤ ÁN LIÊN QUAN     NHÓM ĐÀLẠT    TIỂU SỬ

"Sau mấy chục năm được nhà trường xã hội chủ nghĩa trau dồi bao nhiêu tri thức về khoa học tự nhiên, về triết học Mác-Lê, về chính trị ... thì bây giờ các chi bộ lại không còn coi chúng tôi là thành phần công nông gần đảng nữa mà chuyển thành tầng lớp trí thức tiểu tư sản bấp bênh ! Trở thành kỹ sư, tiến sĩ, giáo sư ... thì lại xa đảng hơn lúc chưa đi học !. Nghĩa là trên thực tế thì chất Đảng ngược chiều với chất trí thức ! Đó là điều nghịch lý".....Dắt Tay Nhau, Đi Dưới Tấm Biển Chỉ Đường của Trí Tuệ - Hà Sĩ Phu 1988

"Khẳng định vai trò quyết định của tự do và phát triển không có nghĩa là khi có hai điều kiện ấy thì tự khắc sẽ có Bình đẳng và Bác ái mà không cần đến hoạt động khuyến thiện và nỗ lực tranh đấu của con người. Không thể lấy khát vọng thay cho qui luật, nhưng khát vọng đúng sẽ xúc tiến nhanh qui luật...." Đôi Điều Suy Nghĩ của Một Công Dân - Hà Sĩ Phu 1993

"Mọi hoạt động Tranh đấu của con người từ cổ chí kim , không có gì ra ngoài ý nghĩa của chữ QUYỀN CON NGƯỜI. "Quyền Con người" ngày nay đã trở thành vấn đề toàn cầu không nước nào có thể lẩn tránh, điều ấy đánh dấu một bước trưởng thành khổng lồ của văn minh nhân loại. Ở đâu có áp bức bất công, ở đâu con người bị đối xử phi lý đều có thể tìm nơi "Quyền Con Người" một điểm tựa để tranh đấu, ít nhất cũng là điểm tựa tinh thần. Mặt khác. từ ánh sáng chung nhất về "Quyền Con Người", con người có thể nhìn lại những trào lưu Tranh đấu của mình một cách có cơ sở khách quan, khoa học và sáng suốt hơn..." Chia Tay Ý Thức Hệ - Hà Sĩ Phu 1995

Bài Viết Mới


Hà Sĩ Phu trả lời phỏng vấn RFA

 

Ngày 28-5-2008, một ngày trước Cuộc đối thoại nhân quyền thường niên Việt- Mỹ năm nay sẽ diễn ra tại Hà nội, ông Hà Sĩ Phu đã trả lời phóng viên Gia Minh đài RFA. Cuộc phỏng vấn này đã được phát trong chương trình 6h30 sáng ngày 30.5.2008.

Dân trí , xã hội dân sự và Dân chủ

Ông Hà Sĩ Phu: Chúng tôi nghĩ rằng sự nghịêp dân chủ hóa và phát triển đất nứơc là sự nghiệp dài và lớn, thế thì khởi đầu mình phải đi từng bước căn bản và khiêm tốn thì mới đến đích được. Mình phải phân biệt, chúng tôi luôn phân biệt cái mục đích cuối cùng vớí bước đi ban đầu. Buớc đi ban đầu mà chúng tôi cho là thích hợp là phải phát triển dân trí. Nói về dân trí thì thường có ý kiến hiểu lầm coi là nói tới dân trí thì cù cưa, tức là chờ dân trí bao giờ tốt thì lúc bấy giờ ta mới làm các biến đổi. Nhưng không phải thế, mà ta phải tích cực nâng cao dân trí bằng tất cả mọi sức lực của mình. Và trong cái đó thì cũng phải có sự dũng cảm, thông minh và tranh đấu chứ không phải dân trí là một khái niệm bị động để chờ cho dân trí cao, mà chính chúng ta phải chủ động bằng các sinh hoạt để đưa dân trí lên.

Dân trí đây không phải là bằng cấp, cũng không phải là học thức, mà nó chính là một trình độ hiểu biết, một cái tâm lý, một cái khát vọng, một cái dũng cảm của người dân có trách nhiệm với đất nước, đối với xã hội.

Thứ hai nữa, dân trí để làm gì? Trước hết để xây dựng một XÃ HỘI DÂN SỰ. Nước Việt Nam mình do điều kiện chiến tranh là một, hai là cũng do điều kiện là có một Ý thức hệ ảo tưởng và nó mang sự áp đặt. Do những yếu tố đó nó làm cho xã hội dân sự gần như là bị triệt tiêu. Tôi nghĩ rằng (bây giờ) toàn dân đều phải góp sức vào đấy (xã hội dân sự).

Có rất nhiều điều các nước họ làm rất bình thường, nhưng ở nước mình thì cứ bị cấm kỵ và coi là bất bình thường. Phái đoàn Mỹ họ còn nói rằng các ông đi sang nước tôi các ông có thể gặp cả các người vẫn phê phán chửi bới chính quyền chúng tôi, chúng tôi đâu có ý kiến gì. Nhưng mà ở Việt Nam thì sự gặp gỡ đó vẫn còn là cấm kỵ đó.

Cái sinh hoạt biểu tình là biểu lộ quyền làm chủ của nhân dân đối với đất nước thì đối với các nước văn minh rất là bình thường, ở Pháp, ở Anh, ở Mỹ quá bình thường, nhưng mà mình thì vẫn còn kiêng lắm, kiêng tới mức độ không dám dùng chữ biểu tình, lại bảo rằng "khiếu kiện đông người".

Khi đã có xã hội dân sự bình thường rồi thì ta mới có thể tính đến các việc khác được!

Người Mỹ giúp được gì?

Gia Minh: Nhưng thưa ông, nếu như phía Việt Nam vẫn kiêng dè và chưa cho mọi người tự đứng ra để thành lập các tổ chức dân sự, vậy theo ông thì phía bên Hoa Kỳ họ sẽ giúp được như thế nào?

Ông Hà Sỹ Phu: Tôi nghĩ rằng trước hết việc đó thì phía Việt Nam phải cố gắng, vì đó chính là việc của anh (người Việt Nam),đấy cũng là một cuộc đấu tranh, đấu tranh giữa cái đúng và cái không đúng, đấu tranh giữa cái tiên tiến và cái lạc hậu, tức là việc phải đấu tranh chứ đâu phải anh thụ động, anh chờ cho tới bao giờ? Chờ nhà nước cho làm rồi anh mới làm, không cho làm thì anh ngồi chờ đấy, hoàn toàn không phải như vậy.

 Thế nhưng mà các nước đều có thể giúp được, trong đó Mỹ là một trong những trung tâm văn minh, một đỉnh cao văn minh, tuy rằng còn có cái này cái  khác , nhưng mà rõ ràng cũng là một đỉnh cao văn minh rồi, thì Mỹ hoàn toàn có thể giúp Việt Nam được.

Cho nên lấy ví dụ như thế này, Mỹ có thể giúp bằng cách thứ nhất như là đưa việc dịch thuật, lý luận, hoặc là đưa các phái đoàn về khoa học, về văn hoá để sang hợp tác và khuấy động tình hình (xã hội dân sự) lên. Thứ hai cũng không loại trừ cái khả năng mà ta gọi là “sức ép”.

Tất nhiên nói điều này thì nhà cầm quyền không thích lắm, nhưng tôi nghĩ thực chất nó là “sức ép” thôi. Tôi lấy ví dụ trong khi làm việc về kinh tế hay là những cái hợp tác khác thì phải gắn liền với  phát triển xã hội dân sự, tức cũng nói luôn cả quyền công dân (dân quyền), quyền con người (nhân quyền).

Khi mà nói vấn đề này thì trước đây tôi đã bị phía công an căn vặn rất nhiều và họ cho là ý đồ xấu, lại “vận động Hoa Kỳ gây sức ép với ta”. Nhưng tôi nghĩ cái chuyện gây sức ép trên đời này là rất bình thường, gây sức ép để làm những việc tốt thì tôi nghĩ chả có gì là xấu cả.

Lại nếu mà nước Mỹ muốn làm cái trách nhiệm dân chủ, thì không phải chỉ gắn bóvới nhà cầm quyền mà phải gắn bó với dân! Hai nhu cầu rất khác nhau của Mỹ là: nhu cầu của nước Mỹ muốn làm ăn buôn bán với các nước thì phải gắn chặt với người cầm quyền, nhưng mà muốn làm vai trò dân chủ thì phải gắn chặt với các tổ chức dân sự, với các tổ chức phi chính phủ và với dân chúng !.

Gia Minh: Cảm ơn ông Hà Sỹ Phu đã dành cho chúng tôi cuộc nói chuyện vừa rồi.

Ông Hà Sỹ Phu: Cảm ơn Gia Minh.

(Nhóm Thân hữu ĐàLạt biên tập, dựa theo ghi âm của đài RFA)


LÝ LUẬN    VĂN HỌC    BÌNH LUẬN    PHỎNG VẤN    VỤ ÁN LIÊN QUAN    NHÓM ĐÀLẠT    TIỂU SỬ