LÝ LUẬN     VĂN HỌC     BÌNH LUẬN     PHỎNG VẤN     VỤ ÁN LIÊN QUAN     NHÓM ĐÀLẠT    TIỂU SỬ

"Sau mấy chục năm được nhà trường xã hội chủ nghĩa trau dồi bao nhiêu tri thức về khoa học tự nhiên, về triết học Mác-Lê, về chính trị ... thì bây giờ các chi bộ lại không còn coi chúng tôi là thành phần công nông gần đảng nữa mà chuyển thành tầng lớp trí thức tiểu tư sản bấp bênh ! Trở thành kỹ sư, tiến sĩ, giáo sư ... thì lại xa đảng hơn lúc chưa đi học !. Nghĩa là trên thực tế thì chất Đảng ngược chiều với chất trí thức ! Đó là điều nghịch lý".....Dắt Tay Nhau, Đi Dưới Tấm Biển Chỉ Đường của Trí Tuệ - Hà Sĩ Phu 1988

"Khẳng định vai trò quyết định của tự do và phát triển không có nghĩa là khi có hai điều kiện ấy thì tự khắc sẽ có Bình đẳng và Bác ái mà không cần đến hoạt động khuyến thiện và nỗ lực tranh đấu của con người. Không thể lấy khát vọng thay cho qui luật, nhưng khát vọng đúng sẽ xúc tiến nhanh qui luật...." Đôi Điều Suy Nghĩ của Một Công Dân - Hà Sĩ Phu 1993

"Mọi hoạt động Tranh đấu của con người từ cổ chí kim , không có gì ra ngoài ý nghĩa của chữ QUYỀN CON NGƯỜI. "Quyền Con người" ngày nay đã trở thành vấn đề toàn cầu không nước nào có thể lẩn tránh, điều ấy đánh dấu một bước trưởng thành khổng lồ của văn minh nhân loại. Ở đâu có áp bức bất công, ở đâu con người bị đối xử phi lý đều có thể tìm nơi "Quyền Con Người" một điểm tựa để tranh đấu, ít nhất cũng là điểm tựa tinh thần. Mặt khác. từ ánh sáng chung nhất về "Quyền Con Người", con người có thể nhìn lại những trào lưu Tranh đấu của mình một cách có cơ sở khách quan, khoa học và sáng suốt hơn..." Chia Tay Ý Thức Hệ - Hà Sĩ Phu 1995

Bài Viết Mới


Trả lời một bạn trẻ băn khoăn về những chiếc cọc khắc chữ “THỔ ĐỊA GIỚI TIÊU” 土地界標 tìm thấy tại vùng biển Côn Đảo  

http://bauxitevietnam.info/c/5045.html

1. Thư của bạn Trần Hoàng Phương

Kính chào bác Hà Sĩ Phu,

theo bài đăng trên mạng bauxite của bác “Từ vụ Bauxite nghĩ về vận nước”
http://bauxitevietnam.info/c/4543.html phần phụ lục có 1 số hình ảnh cho biết đây là những “cột mốc của Trung Quốc sản xuất hàng loạt, cắm quanh Côn Đảo” do một thân hữu của bác mang về.

Một người bạn của cháu đã đăng những hình ảnh này lên diễn đàn hoangsa.org thì bị phạt với lý do: “Dẫn thông tin bịa đặt từ nguồn không tin cậy”
http://hoangsa.org/forum/showthread.php?p=87093#post87093

Một thành viên DT10 viết :
“Bịa đặt, chữ “tiêu” trong tấm hình là chữ phồn thể. Trung Quốc bây giờ dùng chữ giản thể. Chữ “tiêu” giản thể là như thế này:

Thành viên Phuongmy cho biết thêm:

Tôi mới đọc sơ các trang viết về “土地界標” trên mạng.

Đúng như ông DT10 đã nói, TQ dùng tiếng Hoa giản thể, nên nếu xuất phát từ TQ, thì sẽ viết là “土地界标”.

Mọi thông tin tôi đã đọc liên quan đến mốc ranh giới này đều có nguồn từ Đài Loan (các trang web có đuôi .tw). Các cột mốc định ranh giới này do Chính phủ phát miễn phí, dùng để phân ranh giới đất đai giữa các hộ dân với nhau.

Những bạn không biết tiếng Hoa có thể copy cụm từ này search trong Google, phần hình ảnh. Hoặc xem tạm phần “Dịch trang này” của Google để hiểu đại khái.

Kính mong bác xác nhận và kể thêm cho chúng cháu về chuyện này, điều này ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của bác và website bauxitevietnam.info đối với các bạn trẻ. Nếu cần, bác có thể cho ban quản trị hoangsa.org biết số ĐT hoặc địa chỉ email liên lạc, để xác nhận thông tin?

Cháu cảm ơn bác. Kính chúc bác nhiều sức khỏe!

Trần Hoàng Phương

2. Trả lời của Hà Sĩ Phu [có bổ sung khi đăng lên trang mạng]

Rất cảm ơn cháu đã gửi thư về chuyện cọc mốc “Thổ địa giới tiêu”.

Trước hết hiện vật đã lấy được từ “đảo 7 cạnh” ở Côn đảo là việc có thật, người lấy được mẫu vật là người hoàn toàn đáng tin cậy, là một cán bộ hưu trí có tên tuổi tại Đà Lạt, ra Côn đảo du lịch cùng với gia đình. Hình chụp là bác tự chụp. Vì vậy chuyện “bịa đặt” hay cố tình gian dối là không có. Người bạn này cũng cho biết là ở đấy cọc này không phải chỉ có 1 cái, và do các chiến sĩ biên phòng ở đó “cào” được quanh Côn đảo khi tuần tra.

Tuy vậy, giải thích như thế nào về sự có mặt của những cây cọc này lại có mặt ở vùng biển quanh Côn đảo thì ta chưa thể biết đích xác.

- Khi mới nhặt được, mọi người ai cũng nghĩ ngay: cọc này do Trung Quốc sản xuất hàng loạt (vì là chữ Trung Quốc, và là sản phẩm đúc thì phải đúc hàng loạt), và trong bối cảnh tranh chấp hải phận giữa Trung Quốc với Việt Nam thì các chiếc cọc này phải có liên quan. Khả năng dễ có nhất là các cọc này đã đóng xuống đáy biển quanh biên giới của đường lưỡi bò, làm nhỏ và nặng, đóng ngập xuống để khỏi bị nước cuốn đi, nhưng hải quân biên phòng ta đã cào lên.

Tất nhiên điều ấy vẫn chỉ là suy luận, muốn kết luận đích xác phải có một cuộc điều tra kỹ lưỡng.

- Nay một số blogger quan tâm, tra cứu cho biết cọc mốc này có thể là từ Đài Loan, vì dùng chữ phồn thể và ở đó đã phát cho dân để dùng.

Suy luận này cũng có lý, tuy vậy không phải Trung Quốc hoàn toàn không dùng chữ phồn thể. Giáo sư Nguyễn Huệ Chi cho biết, khi sang Trung Quốc vào năm 1998, ông thấy các sách in quan trọng, có giá trị xác nhận sự lâu đời của văn bản, thì Trung Hoa thư cục Thượng Hải (một nhà sách nổi tiếng của TQ), vẫn in phồn thể. Vậy nếu người ta muốn dùng chữ phồn thể để chứng tỏ các cọc này đã có từ lâu, trước khi Trung Quốc thống nhất trong đại chúng dùng chữ giản thể thì sao? Hơn nữa, những cọc nặng chìm dưới đáy nước mà lại có thể trôi từ Đài Loan đến tận Côn đảo là điều khó hiểu, rất khó hiểu.

- Nhưng nếu đúng là ở Đài Loan đã đúc những chiếc cọc như thế cho dân dùng thì vẫn không loại trừ một khả năng thứ ba là “người khác” có thể lợi dụng mẫu cọc đã có ấy để làm việc khác. Mà trong việc tranh chấp lãnh hải với Việt Nam thì rất có thể Đài Loan hay Trung Quốc cũng chỉ là một mà thôi.

Nước mình đang trong tình trạng bị lấn đất lấn biển, mình cảnh giác đến đâu cũng không thừa. Việc đưa tin chỉ trong “Phụ lục” là bác cũng chưa dám kết luận gì chắc chắn, nhưng đáng lẽ nên viết đầy đủ và thận trọng hơn.

Cháu Hoàng Phương quý mến, thư trao đổi này giúp ích cho việc thông tin chung, nên bác cũng gửi cho bác Huệ Chi của Web bauxitevietnam, để nếu cần bác ấy cũng đưa tin cho mọi người cùng biết, chắc cháu cũng đồng ý?

Một lần nữa cảm ơn cháu và các bạn đã cho các thông tin để xác minh thêm.

 

Thân ái.

Hà Sĩ Phu

HT Mạng Bauxite Việt Nam biên tập

http://www.doi-thoai.com/baimoi0809_027.html


LÝ LUẬN    VĂN HỌC    BÌNH LUẬN    PHỎNG VẤN    VỤ ÁN LIÊN QUAN    NHÓM ĐÀLẠT    TIỂU SỬ