"Sau mấy chục năm được nhà trường xã hội chủ nghĩa trau dồi bao nhiêu tri thức về khoa học tự nhiên, về triết học Mác-Lê, về chính trị ... thì bây giờ các chi bộ lại không còn coi chúng tôi là thành phần công nông gần đảng nữa mà chuyển thành tầng lớp trí thức tiểu tư sản bấp bênh ! Trở thành kỹ sư, tiến sĩ, giáo sư ... thì lại xa đảng hơn lúc chưa đi học !. Nghĩa là trên thực tế thì chất Đảng ngược chiều với chất trí thức ! Đó là điều nghịch lý".....Dắt Tay Nhau, Đi Dưới Tấm Biển Chỉ Đường của Trí Tuệ - Hà Sĩ Phu 1988
"Khẳng định vai trò quyết định của tự do và phát triển không có nghĩa là khi có hai điều kiện ấy thì tự khắc sẽ có Bình đẳng và Bác ái mà không cần đến hoạt động khuyến thiện và nỗ lực tranh đấu của con người. Không thể lấy khát vọng thay cho qui luật, nhưng khát vọng đúng sẽ xúc tiến nhanh qui luật...." Đôi Điều Suy Nghĩ của Một Công Dân - Hà Sĩ Phu 1993
"Mọi hoạt động Tranh đấu của con người từ cổ chí kim , không có gì ra ngoài ý nghĩa của chữ QUYỀN CON NGƯỜI. "Quyền Con người" ngày nay đã trở thành vấn đề toàn cầu không nước nào có thể lẩn tránh, điều ấy đánh dấu một bước trưởng thành khổng lồ của văn minh nhân loại. Ở đâu có áp bức bất công, ở đâu con người bị đối xử phi lý đều có thể tìm nơi "Quyền Con Người" một điểm tựa để tranh đấu, ít nhất cũng là điểm tựa tinh thần. Mặt khác. từ ánh sáng chung nhất về "Quyền Con Người", con người có thể nhìn lại những trào lưu Tranh đấu của mình một cách có cơ sở khách quan, khoa học và sáng suốt hơn..." Chia Tay Ý Thức Hệ - Hà Sĩ Phu 1995
|
|
Muốn đòan kết dân tộc phải bỏ chủ nghĩa cộng sản
Lê
Trương (đặc biệt của Ngày Nay)
Phản ứng về lời kêu gọi đòan kết của cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt
Ông Tiêu Dao Bảo Cự: muốn đòan kết phải bỏ nghị quyết 36/CP
PARIS (NN) – Lời kêu gọi đại đoàn kết dân tộc của cựu thủ tướng Võ Văn
Kiệt đưa ra nhân dịp lễ quốc khánh lần thứ 60 của Hà Nội đã nhận được
những phản ứng bất đồng mạnh của các nhà tranh đấu dân chủ ở trong nước.
Nhà bất đồng chánh kiến Tiêu Dao Bảo Cự thì cho rằng lời kêu gọi đoàn
kết của ông Kiệt không có ý nghĩa, không đi đôi với thực tế khi thực tế
hãy còn những nghị định (như 31/CP) “phản dân chủ, phản hiến pháp, phi
đoàn kết”. Còn ông Hà Sĩ Phu thì đi xa hơn nữa nói muốn thực hiện đại
đoàn kết dân tộc theo đúng ước muốn của ông Hồ thì “phải bỏ Kác Mác, bỏ
cái Cộng Sản” đi.
Vào cuối tháng 8, cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt đã viết một bài “Đại đoàn
kết dân tộc, cội nguồn sức mạnh của chúng ta” [LTS - Xem nơi trang A4)]
cho đăng trên nhiều báo ở trong nước trong đó ông công khai thừa nhận
những sai lầm của đảng và nhà nước CSVN đã gây ra, sau Cách mạng tháng
8, cải cách ruộng đất và sau tháng 4, 1975. Những sai lầm đó, theo ông
Kiệt là do đảng và nhà nước không theo đúng chủ trương của ông Hồ Chí
Minh.
Trong lá thư ngỏ để làm sáng tỏ vấn đề do ông Kiệt đưa ra, ông Tiêu Dao
Bảo Cự đã đặt vấn đề trách nhiệm của ông Kiệt khi còn làm thủ tướng đã
ký nghị định 31/CP ngày 14-4-97 về quản chế hành chánh. Theo ông Bảo Cự:
“Đây là nghị định cho phép giam giữ người dân tối đa hai năm không cần
xét xử, đặt xã hội dưới chế độ công an trị. Một nghị định phản dân chủ,
phản hiến pháp, phi đoàn kết đã bị bao nhiêu người lên án.”. Nghị định
trên đã đánh thẳng vào thành phần bất đồng chính kiến với đảng và nhà
nước CSVN, họ là những người ủng hộ chủ trương đổi mới của ông Kiệt và
họ được “Họ đã được đáp trả bằng cách bắt "ngồi tù tại gia" thì làm sao
đoàn kết với ai được.” Ông Bảo Cự như nhà thơ Bùi Minh Quốc ở Đà Lạt là
nạn nhân của nghị định trên. Ông Bảo Cự đã khẳng định rõ lập trường đối
với lời kêu gọi của ông Võ Văn Kiệt theo đó: “Tôi nêu ra vấn đề này vì
hiện nay nghị định 31/CP vẫn còn hiệu lực và như thế những kiểm điểm
nghiêm túc và lời hô hào tốt đẹp của ông về đại đoàn kết chẳng có ý
nghĩa gì. Nếu ông không ngỏ lời công khai xin lỗi và yêu cầu hủy bỏ nghị
định này (dù ông không còn đương chức, ông vẫn có thể làm điều này),
người ta sẽ không tin tưởng điều ông nói, dù ông chân thành đến đâu.”
Nhân vật đối kháng Hà Sĩ Phu tức nhà sinh học Nguyễn Xuân Tụ từng nổi
tiếng về các bài phân tích chủ nghĩa Mác Lê Nin đã đưa ra quan điểm của
ông về vấn đề đại đoàn kết của ông Võ Văn Kiệt trong cuộc phỏng vấn đặc
biệt của đài RFI ở Paris trong chương trình Câu lạc bộ báo chí hôm 5
tháng 9.
Ông Hà Sĩ Phu đồng ý với quan điểm của ông Tiêu Dao Bảo Cự và cho rằng
“Phát hiện những thiếu sót thì rất đúng [nhưng] truy đến nguyên nhân và
giải pháp toàn cục thì chưa đến”.
Ong Hà Sĩ Phu nhận xét là loại đoàn kết của đảng Cộng sản là “đoàn kết
của trường phái duy lợi” vì đoàn kết để gom sức mạnh của người khác để
làm nên sự nghiệp, nhưng khi xong, thành công “thì những thành tố phụ
kia bị thanh toán”. Ông lấy tỉ dụ của thời kháng chiến, “địa chủ, phú
nông đóng góp nhiều, lúc thắng thì bị thanh toán tất cả”. Cũng vậy, thời
ở miền Nam khi đánh Mỹ thì cần tới lực lượng thứ ba, “khi xong việc thì
chẳng thấy chính phủ lâm thời, lực lượng thứ ba đâu hết”. Khi phân tách
các loại đoàn kết mà ông Kiệt đưa ra ông Hà Sĩ Phu kết luận là “cần đoàn
kết của sự duy lý, thủ tín nghĩa là dẫn tới xã hội dân chủ đa nguyên,
pháp trị mới là giải quyết được vấn đề đoàn kết thực.” Ông Hà Sĩ Phu
cũng nhấn mạnh “phải bỏ học thuyết đấu tranh giai cấp mới thực hiện được
đoàn kết dân tộc”. Ông vin ngay vào lời của ông Kiệt theo đó muốn thực
hiện đoàn kết thì phải khoan dung để cho rằng đã chủ trương đấu tranh
giai cấp thì không thể khoan dung. Sự đấu tranh giai cấp là đấu tranh
một mất một còn, không khoan nhượng mà không khoan nhượng thì làm gì có
khoan dung”. Như vậy sự đoàn kết này do ông Kiệt đưa ra, theo ông Hà Sĩ
Phu là “đương nhiên không thực hiện được.” Vẫn theo ông Hà Sĩ Phu, sự
khoan dung nếu có thì “đảng [CS] phải khoan dung, mà những người khác
đảng cũng phải khoan dung cho đảng. Nhưng không thể khoan dung kiểu của
kẻ cầm quyền với những người không có quyền.”
Kết luận cuộc phỏng vấn, theo ông Hà Sĩ Phu “nói rốt ráo, lấy tư cách
một người khoa học thì viết như bài viết của thủ tướng Kiệt là muốn thực
hiện được đoàn kết dân tộc theo đúng ước muốn của Hồ Chí Minh thì phải
bỏ Kác Mác, bỏ cái Cộng Sản đi chứ không có cách gì thực hiện được”.
(9 tháng 9,05)
Copyright © 2002-2004 by Nguoi Viet
LÝ LUẬN
VĂN HỌC
BÌNH LUẬN
PHỎNG VẤN
VỤ ÁN LIÊN QUAN
TIỂU SỬ |
|