LÝ LUẬN     VĂN HỌC     BÌNH LUẬN     PHỎNG VẤN     VỤ ÁN LIÊN QUAN     NHÓM ĐÀLẠT    TIỂU SỬ

"Sau mấy chục năm được nhà trường xã hội chủ nghĩa trau dồi bao nhiêu tri thức về khoa học tự nhiên, về triết học Mác-Lê, về chính trị ... thì bây giờ các chi bộ lại không còn coi chúng tôi là thành phần công nông gần đảng nữa mà chuyển thành tầng lớp trí thức tiểu tư sản bấp bênh ! Trở thành kỹ sư, tiến sĩ, giáo sư ... thì lại xa đảng hơn lúc chưa đi học !. Nghĩa là trên thực tế thì chất Đảng ngược chiều với chất trí thức ! Đó là điều nghịch lý".....Dắt Tay Nhau, Đi Dưới Tấm Biển Chỉ Đường của Trí Tuệ - Hà Sĩ Phu 1988

"Khẳng định vai trò quyết định của tự do và phát triển không có nghĩa là khi có hai điều kiện ấy thì tự khắc sẽ có Bình đẳng và Bác ái mà không cần đến hoạt động khuyến thiện và nỗ lực tranh đấu của con người. Không thể lấy khát vọng thay cho qui luật, nhưng khát vọng đúng sẽ xúc tiến nhanh qui luật...." Đôi Điều Suy Nghĩ của Một Công Dân - Hà Sĩ Phu 1993

"Mọi hoạt động Tranh đấu của con người từ cổ chí kim , không có gì ra ngoài ý nghĩa của chữ QUYỀN CON NGƯỜI. "Quyền Con người" ngày nay đã trở thành vấn đề toàn cầu không nước nào có thể lẩn tránh, điều ấy đánh dấu một bước trưởng thành khổng lồ của văn minh nhân loại. Ở đâu có áp bức bất công, ở đâu con người bị đối xử phi lý đều có thể tìm nơi "Quyền Con Người" một điểm tựa để tranh đấu, ít nhất cũng là điểm tựa tinh thần. Mặt khác. từ ánh sáng chung nhất về "Quyền Con Người", con người có thể nhìn lại những trào lưu Tranh đấu của mình một cách có cơ sở khách quan, khoa học và sáng suốt hơn..." Chia Tay Ý Thức Hệ - Hà Sĩ Phu 1995

Nhóm ĐàLạt - Mai Thái Lĩnh

Vì sao ông Mai Thái Lĩnh bị cấm xuất cảnh?


Gia Minh, phóng viên RFA

2009-07-15

Cuối tuần qua, một người từng công khai có một số đòi hỏi cho dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam, cũng như ký tên vào danh sách 135 trí thức kiến nghị với chính phủ Hà Nội về kế hoạch khai thác bôxít Tây Nguyên, đã bị công an cửa khẩu Tân Sơn Nhất rút hộ chiếu không cho xuất cảnh.

Người trong cuộc của vụ việc xảy ra hôm ngày 10 tháng bảy vừa qua là ông Mai Thái Lĩnh. Đây là một thành viên thuộc ‘Nhóm thân hữu Đà Lạt’, một nhóm được nhiều người biết đến lâu nay với các nhân vật tên tuổi như các ông Hà Sĩ Phu, Tiêu Dao Bảo Cự, Bùi Minh Quốc…

Họ được nhiều người biết đến nhờ những bài viết, cũng như những hoạt động công khai đòi hỏi phải có những thay đổi, sửa đổi trong đường lối điều hành đất nước của chính phủ Hà Nội.

Sau 5 hôm bị tịch thu hộ chiếu và không cho xuất cảnh sang Hoa Kỳ và Canada để thăm thân nhân, ông Mai Thái Lĩnh tường thuật lại sự việc đã xảy ra với bản thân ông hôm ngày 10 tháng bảy vừa qua:

“Một anh đồn phó ở đó nói với tôi là tôi không được phép xuất cảnh. Lúc ban đầu họ có làm một biên bản căn cứ theo một nghị định; tôi nói cho tôi xem thì họ nói cứ về mở mạng mà xem. Nhưng trong biên bản ban đầu ghi là ‘vì lý do an ninh’.

Sự việc kéo dài lắm. Họ bắt tôi chờ đến hơn 11 giờ trưa, tôi nóng lòng vì sợ hành lý đã cân, nên họ làm biên bản khác với lý do thu hồi hộ chiếu và muốn khiếu nại thì đến cơ quan chức năng để khiếu nại.”

Tôi ký số 37 trong số 135 người đầu tiên. Đó cũng chỉ là giả thuyết thôi. Tôi nghĩ ký vào kiến nghị đó là hoàn toàn đúng đắn thôi.

Ô. Mai Thái Lĩnh

Lý do?

Tự thân ông Mai Thái Lĩnh đưa ra nhận định về biện pháp mà cơ quan chức năng tại cửa khẩu Tân Sơn Nhất thực hiện đối với ông:

“Họ cấp hộ chiếu cho tôi vào tháng tư, như vậy lúc đó tôi vẫn còn được xuất cảnh chứ. Xét trong ba tháng đó thì tôi chỉ thấy có một việc làm mà tôi thấy có thể nói quan trọng là ký vào đơn kiến nghị ngưng dự án bô-xít.

Tôi ký số 37 trong số 135 người đầu tiên. Đó cũng chỉ là giả thuyết thôi. Tôi nghĩ ký vào kiến nghị đó là hoàn toàn đúng đắn thôi.

Tại kỳ họp quốc hội vừa rồi, quốc hội nói vẫn chưa rõ rằng: các vị lãnh đạo có lúc nói đóng góp ý kiến là tốt, nhưng có lúc lại có ý nói là có người lợi dụng để làm chuyện này, chuyện khác - điều đó không rõ ràng. Quốc hội cũng cho rằng có sự đồng thuận, nhưng thực tế không có: như Tướng Giáp cũng không đồng thuận, rồi những người ký kiến nghị cũng không đồng thuận.

Hôm ở chỗ công an tôi cũng nói việc cấm tôi xuất cảnh là vô lý, một là: đã cấp hộ chiếu cho tôi thì cho tôi đi, thứ hai là  tôi không có tiền án, tiền sự gì. Vừa qua trên các website thì có người bình luận cho rằng tôi mang theo gì đó; nhưng thực tế nếu vậy thì họ sẽ căn cứ vào khoản khác; còn căn cứ vào khoản 6 thì theo tôi biết là ông bộ trưởng công an có quyền lập danh sách những người không cho xuất cảnh; ngoài ra cũng có qui định là phải thông báo cho người bị cấm.

Tôi cho việc đó là giao quyền quá lớn cho công an, tôi cho là rất tùy tiện. Đã là công dân bình thường nếu không phải là rơi vào các trường hợp khác (như là đang thi hành án thì có thể cấm người ta đi), còn vì ‘lý do an ninh quốc gia là hết sức mù mờ’. Tương tự năm 2000, tôi và anh Hà Sĩ Phu bị điều tra về tội phản bội tổ quốc, suốt thời gian điều tra tôi không được tiếp xúc luật sư.

Việc cấm tôi xuất cảnh là vô lý. Giao cho công an một quyền quá lớn mà không có ai kiểm soát và như vậy vi phạm quyền dân sự của con người về quyền tự do đi lại.

Ô. Mai Thái Lĩnh

Nếu vậy người ta có thể lấy lý do an ninh quốc gia để ghép bất cứ người nào. Giao cho công an một quyền quá lớn mà không có ai kiểm soát và như vậy vi phạm quyền dân sự của con người về quyền tự do đi lại.”

Để tìm hiểu ý kiến của phía cơ quan chức năng, chúng tôi liên lạc với Cục Quản lý Xuất Nhập Cảnh tại Hà Nội và được một nhân viên tại đó trả lời:

“Có nhiều dạng lắm như bệnh tật truyền nhiễm, thứ hai có nợ nần thuế má nhà nước, hoặc đang trong thi hành án, đang trong điều tra xét hỏi, hoặc là có hành vi chống phá nhà nước.”

Khi được nêu vấn đề là bản thân ông Mai Thái Lĩnh nói là ông không vướng vào bất cứ điều gì trong những qui định này, vị cán bộ xuất nhập cảnh nói: “Tôi chỉ biết đến đó và ông ấy có thể đến trực tiếp để hỏi.”

Hồi tháng chín năm ngoái, Luật sư Lê Quốc Quân cũng bị công an cửa khẩu Nội Bài không cho xuất cảnh. Hồi năm 2006, nữ luật sư Lê Thị Công Nhân khi được phía Ba Lan mời sang thuyết trình về tình hình công đoàn tại Việt Nam, khi sắp lên máy bay đi họp, cũng bị cơ quan an ninh buộc phải trở về.  

Copyright © 1998-2009 Radio Free Asia. All rights reserved.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Dissident-passport-withdrawn-to-prevent-him-from-travelling-abroad-GMinh-07152009101833.html

 


LÝ LUẬN    VĂN HỌC    BÌNH LUẬN    PHỎNG VẤN    VỤ ÁN LIÊN QUAN    NHÓM ĐÀLẠT    TIỂU SỬ