LÝ LUẬN     VĂN HỌC     BÌNH LUẬN     PHỎNG VẤN     VỤ ÁN LIÊN QUAN     NHÓM ĐÀLẠT    TIỂU SỬ

"Sau mấy chục năm được nhà trường xã hội chủ nghĩa trau dồi bao nhiêu tri thức về khoa học tự nhiên, về triết học Mác-Lê, về chính trị ... thì bây giờ các chi bộ lại không còn coi chúng tôi là thành phần công nông gần đảng nữa mà chuyển thành tầng lớp trí thức tiểu tư sản bấp bênh ! Trở thành kỹ sư, tiến sĩ, giáo sư ... thì lại xa đảng hơn lúc chưa đi học !. Nghĩa là trên thực tế thì chất Đảng ngược chiều với chất trí thức ! Đó là điều nghịch lý".....Dắt Tay Nhau, Đi Dưới Tấm Biển Chỉ Đường của Trí Tuệ - Hà Sĩ Phu 1988

"Khẳng định vai trò quyết định của tự do và phát triển không có nghĩa là khi có hai điều kiện ấy thì tự khắc sẽ có Bình đẳng và Bác ái mà không cần đến hoạt động khuyến thiện và nỗ lực tranh đấu của con người. Không thể lấy khát vọng thay cho qui luật, nhưng khát vọng đúng sẽ xúc tiến nhanh qui luật...." Đôi Điều Suy Nghĩ của Một Công Dân - Hà Sĩ Phu 1993

"Mọi hoạt động Tranh đấu của con người từ cổ chí kim , không có gì ra ngoài ý nghĩa của chữ QUYỀN CON NGƯỜI. "Quyền Con người" ngày nay đã trở thành vấn đề toàn cầu không nước nào có thể lẩn tránh, điều ấy đánh dấu một bước trưởng thành khổng lồ của văn minh nhân loại. Ở đâu có áp bức bất công, ở đâu con người bị đối xử phi lý đều có thể tìm nơi "Quyền Con Người" một điểm tựa để tranh đấu, ít nhất cũng là điểm tựa tinh thần. Mặt khác. từ ánh sáng chung nhất về "Quyền Con Người", con người có thể nhìn lại những trào lưu Tranh đấu của mình một cách có cơ sở khách quan, khoa học và sáng suốt hơn..." Chia Tay Ý Thức Hệ - Hà Sĩ Phu 1995

Nhóm Thân Hữu ĐàLạt - Trần Minh Thảo

Tìm nhân vật hay đường lối Minh Trị? – Trần Minh Thảo


Lấy lại từ diễn đàn www.bbcvietnamese.com

(http://www.bbc.co.uk/vietnamese/ forum/story/2008/07/080717_duongloiminhtri.shtml)

Nhà văn Võ thị Hảo nói “Việt Nam cần một Minh Trị” để đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng toàn diện như đang thấy.

Ý kiến đó được nhiều người tán thành, một số hoài nghi, một số mỉa mai. Tuy vậy, đại thể, suy nghĩ của nhà văn Võ thị Hảo không có gì sai.

Tôi xin thêm mấy ý nhằm mở rộng ý kiến của nhà văn. Việt Nam cần một Minh Trị nên xét trên hai khía cạnh Con người Minh Trị và Đường lối Minh Trị.

Tôi hoàn toàn đồng ý với các bạn cho là Việt nam ngày nay không có Minh Trị, nếu có thì cũng bị ‘trị’ (bị đì) cho tới số.

Minh Trị Duy Tân

Quả thật thế, nếu xem xét cách thức dùng người của chế độ: phục tùng tuyệt đối, dưới không được giỏi hơn trên thì Minh Trị ở đâu ra. Tình hình đất nước nhìn chung ngày càng tồi tệ, chứng tỏ lớp kế thừa luôn thua kém người đi trước.

Tổng quát là cán bộ đảng viên của chế độ phải tự làm tổn thương nhân cách hoặc phải biến thành đa nhân cách, biết đóng trò mới có thể tồn tại và ‘thăng quan tiến chức’.

Không thể có Minh Trị trong chế độ tuyển dụng, tiến cử, bổ nhiệm như hiện nay.

Không thể có Minh Trị nhưng có thể có đường lối Minh Trị được không? Minh Trị là ai? Đường lối của vị vua ấy thế nào?

Trả lời mấy câu hỏi đó cần có một nghiên cứu. Trước đây và hiện nay đã có nhiều nghiên cứu về con người và sự nghiệp của vị Thiên Hoàng này.

Các nghiên cứu đều thống nhất gắn Minh Trị với Duy Tân thành một thành ngữ: Minh Trị Duy Tân hay Duy Tân Minh Trị (1868-1912).

Duy Tân (đổi mới) cái gì, thế nào? Có thể tóm tắt: Duy Tân của Minh Trị là thoát Á tuyệt đối, Âu hóa tuyệt đối.

Thoát Á có cả một cuốn sách, tóm tắt theo cách hiểu của tôi là đoạn tuyệt cái thứ chính trị bè phái, lãnh chúa, cát cứ, đoạn tuyệt với thứ văn hóa Á châu vừa tự tôn hão vừa tự ti thật, đoạn tuyệt truyền thống nô dịch người xưa.

Thoát Á cũng có nghĩa là bác bỏ đầu óc cho rằng cái gì của thánh nhân cũng tuyệt hảo, cứ vậy mà học tập làm theo, đoạn tuyệt với chính sách bế môn tỏa cảng (sợ mất đặc quyền đặc lợi cha truyền con nối), đoạn tuyệt với nền kinh tế tiểu nông lạc hậu…

Ba chính sách

Âu hóa tuyệt đối cũng có nhiều sách vở nói tới nhưng tựu trung nhằm đến ba việc:

1. Nền kinh tế thị trường tự do,

2. Nền chính trị dân chủ đa đảng (có sau Thế Chiến II nhưng gốc rễ đã đâm chồi ngay trong Duy Tân thời Minh Trị Thiên Hoàng),

3. Xã hội dân sự hay xã hội công dân (cũng chỉ có từ sau Thế Chiến II nhưng gốc rễ đã bén ngay từ thời Minh Trị Thiên Hoàng).

Cái mà Việt Nam thiếu không phải là Minh Trị mà là ý chí chính trị và quyết tâm chính trị đúng đắn.
Điều tiên quyết là phải thoát khỏi sự kềm tỏa của chế độ tân phong kiến Phương Bắc.

Những gì là ‘ánh sáng Mác Lê nin’,’tư tưởng Hồ chí Minh’,’định hướng XHCN’ có thể tóm lại là ‘núp bóng Trung Hoa’.

Theo tôi, thoát Á của Việt Nam chính là thoát khỏi sự kềm chế của người ‘anh em đồng chí vĩ đại phương Bắc’ tự mình làm chủ, tự quyết định vận mệnh của đất nước. Khi đó Việt Nam sẽ có đủ cả hai: Con người Minh Trị và Đường lối Minh Trị.

Trần minh Thảo


LÝ LUẬN    VĂN HỌC    BÌNH LUẬN    PHỎNG VẤN    VỤ ÁN LIÊN QUAN    NHÓM ĐÀLẠT    TIỂU SỬ