LÝ LUẬN     VĂN HỌC     BÌNH LUẬN     PHỎNG VẤN     VỤ ÁN LIÊN QUAN     NHÓM ĐÀLẠT    TIỂU SỬ

"Sau mấy chục năm được nhà trường xã hội chủ nghĩa trau dồi bao nhiêu tri thức về khoa học tự nhiên, về triết học Mác-Lê, về chính trị ... thì bây giờ các chi bộ lại không còn coi chúng tôi là thành phần công nông gần đảng nữa mà chuyển thành tầng lớp trí thức tiểu tư sản bấp bênh ! Trở thành kỹ sư, tiến sĩ, giáo sư ... thì lại xa đảng hơn lúc chưa đi học !. Nghĩa là trên thực tế thì chất Đảng ngược chiều với chất trí thức ! Đó là điều nghịch lý".....Dắt Tay Nhau, Đi Dưới Tấm Biển Chỉ Đường của Trí Tuệ - Hà Sĩ Phu 1988

"Khẳng định vai trò quyết định của tự do và phát triển không có nghĩa là khi có hai điều kiện ấy thì tự khắc sẽ có Bình đẳng và Bác ái mà không cần đến hoạt động khuyến thiện và nỗ lực tranh đấu của con người. Không thể lấy khát vọng thay cho qui luật, nhưng khát vọng đúng sẽ xúc tiến nhanh qui luật...." Đôi Điều Suy Nghĩ của Một Công Dân - Hà Sĩ Phu 1993

"Mọi hoạt động Tranh đấu của con người từ cổ chí kim , không có gì ra ngoài ý nghĩa của chữ QUYỀN CON NGƯỜI. "Quyền Con người" ngày nay đã trở thành vấn đề toàn cầu không nước nào có thể lẩn tránh, điều ấy đánh dấu một bước trưởng thành khổng lồ của văn minh nhân loại. Ở đâu có áp bức bất công, ở đâu con người bị đối xử phi lý đều có thể tìm nơi "Quyền Con Người" một điểm tựa để tranh đấu, ít nhất cũng là điểm tựa tinh thần. Mặt khác. từ ánh sáng chung nhất về "Quyền Con Người", con người có thể nhìn lại những trào lưu Tranh đấu của mình một cách có cơ sở khách quan, khoa học và sáng suốt hơn..." Chia Tay Ý Thức Hệ - Hà Sĩ Phu 1995

Nhóm Thân Hữu ĐàLạt - Trần Minh Thảo

Quan hệ Trung Việt và câu hỏi dân chủ – Trần Minh Thảo


Lấy lại từ diễn đàn www.bbcvietnamese.com

(http://www.bbc.co.uk/ vietnamese/ forum/story/2007/10/071030_tranminhthao.shtml)

 

Bạn Lê Hoàn có ba bài tranh luận với thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung và Luật sư Lê công Định về các loại hình dân chủ và các thủ đoạn chính trị cấp quốc tế.

Trên diễn đàn BBC và một số diễn đàn mạng khác (x-cafevn.org, doi-thoai.com…) một số thành viên cho rằng các bài viết của Lê Hoàn vi phạm các nguyên lý lý luận, tự mâu thuẫn, chủ quan và đầu hàng số phận...

Những nhận xét ấy xét toàn bộ thì đúng cho phần lập luận, chưa đúng cho phần giới thiệu. Những ‘vấn đề’ mà Lê Hoàn đưa ra để kết luận là Việt nam không cần và không nên có chính trị dân chủ đa đảng, dân chủ một đảng là lựa chọn tốt nhất lại chính là những ‘vấn đề căn cốt’ của chính trị dân chủ Việt nam. Có thể nói Lê Hoàn đã ‘nhìn thấy vấn đề’, giới thiệu được những ‘tảng đá’ trên con đường kiến tạo nền chính trị dân chủ cho Việt nam.

Bài viết này trình bày mấy suy nghĩ nông cạn, không tranh luận mà nhằm mở rộng ở mức có thể một số ‘vấn đề’ do Lê Hoàn nêu ra: Trung quốc, văn hóa làng xã, văn hóa Đông Tây, nước nhỏ, nước lớn, dân trí, địa chính trị…

Lý luận Marx kiểu Trung quốc

Trung quốc không muốn Việt nam có dân chủ đa đảng mà đảng Cộng sản Việt nam cũng chống dân chủ đa đảng là sự thực. Cả hai quyền lực thống trị đó đều kết án những ai hô hào dân chủ đa đảng là chống tổ quốc, chống nhân dân, chống cách mạng, vì tư thù, tư oán, tư lợi, tay sai ngoại bang…Do đó mới có cách nói: hai đảng anh em.

Tuy vậy Trung quốc không chỉ chống một Việt nam dân chủ đa đảng. Hãy xét một số sự kiện.

Thứ nhất là ‘Hợp tác’ nghiên cứu tư tưởng, lý luận: Hai đảng anh em đã ký kết hợp tác nghiên cứu lý luận. Một số đảng viên Việt nam hồ hởi nói: do hợp tác với đảng Trung quốc mà về lý luận ta đã có những phát hiện mới về chủ nghĩa Mác.

Các bạn hãy tìm đọc bài viết của giáo sư, nguyên ủy viên bộ chính trị, nguyên chủ tịch hội đồng lý luận trung ương Nguyễn đức Bình trên báo Nhân dân các ngày 5-6/9/2007: “Tiếp tục một cách kiên định và sáng tạo con đường xã hội chủ nghĩa”, các bài góp ý của Lê Tiến, đảng viên: “Một số ý kiến về bài báo của giáo sư Nguyễn đức Bình đăng trên báo Nhân dân ngày 5-6 tháng 9-2007( http://doi-thoai.com/baimoi0907_204.html) và bài phản biện của nhà thơ Bùi minh Quốc “Chống nội xâm, cứu nước!” (http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=11093&rb=0401).

Một số bài viết khác chủ yếu là của thanh niên trên các diễn đàn mạng.


Ai nô dịch ai qua các 'phát hiện mới' về chủ nghĩa Marx? Cách nói của đảng với đảng viên cũng rất thần bí. ‘Có phát hiện mới’ nhưng ‘mới’ như thế nào, có bao nhiêu cái mới thì không cho biết cụ thể. Có lẽ đảng viên cũng chỉ cần biết về lý luận, do hợp tác với Trung quốc mà đảng đã có ‘phát hiện mới’ là đủ.

Nếu phải góp ý với giáo sư Bình thì tôi thấy giáo sư chỉ nên nói ‘kiên định’, không nên nói ‘sáng tạo’, vì sáng tạo có hàm ý xét lại, cải biên, làm mới và làm khác, là chối bỏ chủ nghĩa Marx-Lenin và các thứ, là phản bội chủ nghĩa Marx-Lenin. Tức là đã ‘sáng tạo’ thì không thể ‘kiên định’ mà ‘kiên định’ thì không thể ‘cải biên’,’sáng tạo’.

Tiến một bước (sáng tạo), lui một bước (kiên định), làm việc nước với quan điểm “dùng dằng nửa ở nửa về” như vậy thì muốn tồn tại trong thế giới ngày nay đã khó, nói gì đến phát triển, thịnh vượng với văn minh, tiến bộ. Nhưng Trung quốc rất muốn Việt nam ‘dùng dằng’ như thế thật.

Vấn đề lãnh thổ

Thứ nhì là Biển Đông (Ao Nam hải): Hoàng sa là việc đã rồi, Trường sa thì thực tế là không còn của Việt nam. Một số đảng viên nói: Trường sa coi như cũng mất rồi. Các điểm đóng quân của Việt nam ở Trường sa chỉ để làm công việc “quan sát và báo cáo” theo cách nói của giáo sư Úc Carlyle Thayer- khi tàu chiến Trung quốc bắn chìm thuyền đánh cá và giết chết ngư dân Việt nam trước đây ở Trường sa. Trên một số diễn đàn mạng và nhiều trang Blog, nhiều người hỏi nhau làm sao để lấy lại Hoàng sa và Trường sa, lấy bằng sức mạnh quân sự hay bằng luật pháp quốc tế?

Về sức mạnh quân sự trên biển của Trung quốc và quan hệ với Việt Nam, các bạn nên nên đọc các nghiên cứu:Chiến lược hải quân của Trung Quốc và hàm ý của nó đối với khu vực Biển Đông” của tiến sĩ Ngô Vĩnh Long (http://www.tapchithoidai.org./ThoiDai11/200711_NgoVinhLong.htm), bài “Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, thử phân tích lập luận của Việt Nam và Trung Quốc” của tiến sĩ Từ đặng minh Thu (http://www.tapchithoidai.org/ThoiDai11/200711_TuDangMinhThu.htm), "Lập trường của Trung Quốc trong tranh chấp chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và luật quốc tế” của luật gia Đào Văn Thụy (http://www.tapchithoidai.org/ThoiDai11/200711_DaoVanThuy.htm) cùng bài "Đi tìm một giải pháp hoà bình hợp công lý cho Biển Đông Nam Á” của TS Vũ Quang Việt (http://www.tapchithoidai.org/ThoiDai11/200711_VuQuangViet.htm).

Biển Đông của Việt nam đã thành ‘cái ao Nam hải’ của Trung quốc chưa? Trong cái ao ấy, Trung quốc có cả một hạm đội hùng hậu là hạm đội Nam hải, mạnh nhất trong ba hạm đội mà họ có, chỉ thiếu có một hàng không mẫu hạm vì chưa đóng xong. Trong cái ao ấy, Việt nam chỉ đủ lực để ‘quan sát và báo cáo’, chỉ như vậy thôi. Về lâu dài, Việt nam có muốn ‘chỉ quan sát và báo cáo’ thôi e cũng ‘lực bất tòng tâm’, nói gì đến những ‘dầu’ và ‘khí’. Để yên lòng dân thì nhà nước Việt nam nên có chủ trương giảm khai khác, ngừng thăm dò dầu khí trên biển Đông với lý do đó là nguồn dự trử chiến lược.

Trên nhiều trang Blog, các thành viên nói Hoàng sa và Trường sa như một nỗi nhục vì sự nhẫn nhịn đến một lúc lại chính là sự xúc phạm nặng nề lòng tự trọng dân tộc mà nếu ai lên tiếng thì bị kết tội là phá hoại chính sách ngoại giao, tình hữu nghị hai đảng, hai dân tộc, vi phạm an ninh quốc gia và bị tù đày…Chúng ta không thể chạy đua vũ trang, đánh đu với khỉ, vậy làm thế nào để giữ nước?

Có người như cố học giả Nguyễn Hiến Lê để lại di chúc: Việt nam nên học Israel. Khâm phục Israel một thì phải khâm phục gấp đôi kiều dân Do thái trên toàn thế giới trong việc góp sức làm cho đất nước Israel dân chủ tí hon tồn tại và phát triển được bên cạnh khối dân Arập khổng lồ.

Hàng Trung Quốc tràn ngập

Trên biển thì vậy, trong đất liền thì sao? Hệ thống mạng lưới bán lẻ: Thỉnh thoảng báo chí trong nước đưa các tin bắt giử hàng lậu, hàng giả, tiền giả với số lượng lớn, phát hiện nơi này nơi nọ các thứ hàng hóa độc hại không rõ xuất xứ. Hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng hóa độc hại, tiền giả… không phát hiện được là bao nhiêu? Người dân hỏi nhau có bao nhiêu tiền giả đang lưu hành trên thị trường, trong hệ thống ngân hàng nhà nước? Đã có nhiều cửa hàng trang bị máy phát hiện tiền giả mà phát hiện riết rồi máy chỉ còn là vật trang trí hiện đại. Tiền giả giống y tiền thật, cứ mua mua bán bán cũng chẳng sao.

Mới đây, quốc tế cảnh báo Việt nam có nguy cơ không làm chủ được thị trường bán lẻ sau 01/01/08. Theo tôi thấy thì cái mạng lưới bán lẻ hàng giả, hàng kém phẩm chất, hàng giá rẻ không rõ xuất xứ đã rải đều trong mọi ngõ ngách của đất nước cả chục năm nay rồi, đã ‘rễ sâu gốc bền’ rồi, rõ nhất là khoảng 5 năm trở lại đây.

Thực tế đã có một mạng lưới bán l hàng Trung quốc giá rẽ, kém phẩm chất trong mọi ngõ ngách của thị trường bán lẻ Việt nam. Đã có các nhà máy, xí nghiệp vốn FDI tuyên bố phá sản, đóng cửa bỏ chạy. Trong tình hình đó, sức mua của xã hội tăng có làm cho kinh tế đất nước phát triển lành mạnh? Ai bảo vệ người tiêu dùng, chăm lo sức khỏe của nhân dân? Khi tính toán mức nhập siêu có tính đến các thứ hàng hóa kém phẩm chất, hàng nhập lậu, hàng giả gọi là hàng nhập tiểu ngạch, hàng phi mậu dịch, hàng xách tay vào Việt nam từ mọi ngõ ngách mà một vị lãnh đạo cấp tỉnh ở biên giới phía Bắc nói là do đường biên dài, phức tạp không kiểm soát được? Con số nhập siêu năm 2007,dự đoán là từ 9 đến 10 tỷ USD có là con số thực?

Cần phải có một điều tra tầm quốc gia về cái ‘thị trường bán l tự phát mà có tổ chức’ đó mới có thể có đối sách có hiệu quả. Nếu không có đối sách đúng thì có thể như một số báo trong nước viết:

-Hàng giả có nhản mác sẽ vào các hệ thống siêu thị do lợi nhuận cao.

-Các công ty, xí nghiệp sản xuất hàng hóa, doanh nghiệp bán lẻ, cả của nước ngoài sẽ dẹp tiệm hoặc bỏ chạy khỏi Việt nam.

-Trung quốc là kẻ thống trị, độc chiếm thị trường bán lẻ hàng hóa ở Việt nam, đã hình thành được hệ thống cửa hàng bán lẻ rãi đều mà không tốn một xu đào tạo, tuyển dụng, trả lương nhân viên và giá thì rẻ mạt.

-Việt nam sẽ bị ‘định hướng từ bên ngoài’ như Nguyễn Quang (thành viên của X-cafevn) đã viết trên diễn đàn BBC.

Việt nam đã trở thành, chưa trở thành hay không bao giờ trở thành một thứ sân sau (thậm chí là bãi rác thải) của người ta? Biến đất nước khác thành sân sau của mình, ‘cái chợ bán lẻ’ của mình thì đó là thứ chủ nghĩa gì? Bạn nào thử tìm hiểu đảng cộng sản Việt nam và thế giới đã từng nói thế nào về chủ nghĩa thực dân kiểu mới.

Việt nam đã thua trên thị trường bán lẻ từ rất lâu. WTO có giúp Việt nam lấy lại thị trường đó không?

Có thể, nếu Việt nam có sự tự trọng chính trị, có quyết tâm sáng suốt về chính trị. Việt nam mất quyền kiểm soát thị trường bán lẻ nội địa là do sai lầm chính trị, không phải do kinh tế, thương mại nội địa yếu kém.

Mấy năm trước, nhà sử học Tạ Chí Đại Trường có một nhận xét trên mạng Talawas mà tôi cho là hợp lý: những nước nhỏ quanh Trung quốc nói riêng và các nước lớn nói chung muốn phát triển bền vững, giử được độc lập, tự chủ thì cần có vùng đệm. Ông nêu ra trường hợp Nam Hàn. Có lẽ nên nghiên cứu “học thuyết vùng đệm” cho Việt nam chăng? Một học thuyết vùng đệm dựa trên mô hình liên bang hoặc vùng tự trị là không có gì không hay. Khi ấy, ai đó có dã tâm quì gối, bán nước thì cũng chỉ bán được một phần thôi, chỉ một phần đất nước trở thành ‘cái chợ bán lẻ’, thuộc địa kiểu mới của người ta thôi.

Nhưng dù trong thời đại nào, cha ông ta đã nhắn nhủ phải coi Trung quốc là trung tâm của mọi chính sách đối ngoại, phải trên cái nền vì lợi ích dân tộc trên hết mà định ra chính sách quan hệ với Trung quốc.

Trần minh Thảo


LÝ LUẬN    VĂN HỌC    BÌNH LUẬN    PHỎNG VẤN    VỤ ÁN LIÊN QUAN    NHÓM ĐÀLẠT    TIỂU SỬ