LÝ LUẬN     VĂN HỌC     BÌNH LUẬN     PHỎNG VẤN     VỤ ÁN LIÊN QUAN     NHÓM ĐÀLẠT    TIỂU SỬ

"Sau mấy chục năm được nhà trường xã hội chủ nghĩa trau dồi bao nhiêu tri thức về khoa học tự nhiên, về triết học Mác-Lê, về chính trị ... thì bây giờ các chi bộ lại không còn coi chúng tôi là thành phần công nông gần đảng nữa mà chuyển thành tầng lớp trí thức tiểu tư sản bấp bênh ! Trở thành kỹ sư, tiến sĩ, giáo sư ... thì lại xa đảng hơn lúc chưa đi học !. Nghĩa là trên thực tế thì chất Đảng ngược chiều với chất trí thức ! Đó là điều nghịch lý".....Dắt Tay Nhau, Đi Dưới Tấm Biển Chỉ Đường của Trí Tuệ - Hà Sĩ Phu 1988

"Khẳng định vai trò quyết định của tự do và phát triển không có nghĩa là khi có hai điều kiện ấy thì tự khắc sẽ có Bình đẳng và Bác ái mà không cần đến hoạt động khuyến thiện và nỗ lực tranh đấu của con người. Không thể lấy khát vọng thay cho qui luật, nhưng khát vọng đúng sẽ xúc tiến nhanh qui luật...." Đôi Điều Suy Nghĩ của Một Công Dân - Hà Sĩ Phu 1993

"Mọi hoạt động Tranh đấu của con người từ cổ chí kim , không có gì ra ngoài ý nghĩa của chữ QUYỀN CON NGƯỜI. "Quyền Con người" ngày nay đã trở thành vấn đề toàn cầu không nước nào có thể lẩn tránh, điều ấy đánh dấu một bước trưởng thành khổng lồ của văn minh nhân loại. Ở đâu có áp bức bất công, ở đâu con người bị đối xử phi lý đều có thể tìm nơi "Quyền Con Người" một điểm tựa để tranh đấu, ít nhất cũng là điểm tựa tinh thần. Mặt khác. từ ánh sáng chung nhất về "Quyền Con Người", con người có thể nhìn lại những trào lưu Tranh đấu của mình một cách có cơ sở khách quan, khoa học và sáng suốt hơn..." Chia Tay Ý Thức Hệ - Hà Sĩ Phu 1995

Nhóm Thân Hữu ĐàLạt - Trần Minh Thảo

Ý thức dân tộc còn mang tính làng xã (ở Việt Nam) – Trần Minh Thảo


Bài lấy lại từ diễn đàn www.bbcvietnamese.com –có sửa chữa

(http://www.bbc.co.uk/vietnamese/ forum/story/2005/05/050504_tranminhthao.shtml)

 

 

Tôi trình bày một số suy nghĩ cá nhân, nông cạn với mong muốn cùng các bạn trên diễn đàn BBC làm sáng tỏ vấn đề, tự thấy có trách nhiệm góp phần đổi mới đất nước một cách bền vững. Bài viết phân tích các biến chuyển về ý thức dân tộc trong quá trình phát triển của Việt Nam từ đầu thế kỷ 20 cho tới nay.

 

1/ Cuộc vận động đổi mới nửa đầu thế kỷ 20:

Non 100 năm trước, đầu thế kỷ 20,Việt nam có một cuộc vận động đổi mới theo hướng kinh tế thị trường. Đó là phong trào Duy tân - Đông kinh nghĩa thục (1907) của các nho sĩ Tây học yêu nước (với nghĩa tương tự như Hán học): Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Phan Chu Trinh…Đó là lần đổi mới thứ nhất mà lạ lùng thay cũng là đổi mới theo sau phong trào duy tân của các trí thức nho sĩ Trung hoa nhưng không làm theo Trung hoa. Phong trào tồn tại một thời gian thì bị người Pháp đàn áp, tan rã. Tuy thế, nhìn tổng quát, phong trào Duy tân ở Việt nam có tác động rất sâu rộng mà những cuộc vận động về sau, kể cả cuộc cách mạng do đảng Cộng sản Việt nam lãnh đạo theo tôi cũng là con đẻ của phong trào ấy.

Phong trào Duy tân - Đông kinh nghĩa thục chủ trương 3 việc:

- Chn dân khí: thức tỉnh tinh thần tự lực tự cường của người dân (làm chủ xã hội, đất nước, ý thức tự làm chủ, không chịu nô lệ ai, tức là không sợ ai), chống chế độ chuyên chế, áp bức (quân chủ,thực dân). Phong trào dịch các sách gọi là tân thư (do các trí thức duy tân Trung hoa Khang hữu Vi, Lương khải Siêu…dịch từ chữ Pháp sang Hán văn) từ chữ Hán sang quốc ngữ của các nhà tư tưởng phương Tây như Montesquieu, J.J.Rousseau, Kant, Darwin…Đề cao dân quyền thực chất là xoá bỏ quân quyền (cuối cùng là đuổi người Pháp ra khỏi nước), thiết lập chế độ dân chủ kiểu phương Tây. Phong trào này coi Người Việt trên ba miền là công dân một nước Việt nam thống nhất. Đấy là lần đầu tiên tư tưởng dân tộc Việt nam là một, đất nước Việt nam là một được trình bày công khai.

- Khai dân trí: bỏ cái học cũ (Hán học), coi đó là cái học lạc hậu, chậm tiến, nô dịch, học chữ quốc ngữ và văn hóa khoa học phương Tây (lối tư duy lô gic). Phù hợp với điều mà người Pháp nói: Khai hóa thuộc địa.

- Hậu dân sinh: làm giàu theo kiểu phương Tây - kinh tế thị trường. Phong trào mở hiệu buôn để học buôn bán và làm tài chính. Một tầng lớp tư sản bản xứ hình thành trở thành các ông chủ (sở hữu tư nhân của cải nói chung). Sự phát sinh ra tầng lớp ông chủ (còn nhỏ) này đã kích thích lòng tự hào: ta không thua kém gì Tây nếu thông hiểu cách buôn bán, làm ăn kiểu Tây phương.

Phong trào ấy không thành công do người Pháp lo sợ mất quyền cai trị. Người Pháp nhìn không xa, hoặc lúc đó kinh tế tư bản chủ nghĩa chưa xuất hiện nhân tố toàn cầu hóa hoặc vì chủ nghĩa tư bản lúc đó chỉ ở tầm khu vực nên cuối cùng thua trắng tay.

Người Pháp đàn áp tàn bạo phong trào Duy tân - Đông kinh nghĩa thục và các phong trào yêu nước khác. Nhưng người Pháp buộc phải thực hiện nhiều chủ trương do các phong trào yêu nước, đổi mới đó đề ra. Hoặc người Pháp thấy một số chủ trương của phong trao đó cũng có lợi cho chính quyền thực dân.

-Khai dân trí: Khoa thi Hội năm Mậu ngọ (1919, 12 năm sau khi Phong trào Duy tân mở Đông kinh nghĩa thục) là khoa thi cuối cùng theo cái học cũ (chữ Hán) là khoa thi cuối cùng đặt dấu chấm hết cho một kỷ nguyên Hán Học (Nho học) kéo dài 844 năm trên đất nước ta (kể từ khi vua Lý nhân Tôn mở khoa thi Tam trường lần thứ nhất năm 1075). Đông kinh nghĩa thục là nhà trường mở ra để dạy quốc ngữ, dùng quốc ngữ để dạy kiến thức phương Tây cho người Việt. Sau khi phong trào bị đàn áp người Pháp buộc phải mở các trường tuần tự từ tiểu học đến đại học (dạy học bằng chữ quốc ngữ, chữ Pháp, có cả chữ Hán) tiếp tục công việc của Đông Kinh Nghĩa Thục. Chương trình học trong các nhà trường hoàn toàn theo chương trình của Pháp. Có lẽ ban đầu chưa có đội ngũ các nhà sư phạm người Việt soạn sách giáo khoa Việt nam nên trẻ em Việt nam thời đó phải học thuộc lòng câu: tổ tiên ta là người Gô loa (Pháp) bằng Pháp ngữ. Về sau, có sách giáo khoa quốc văn thì mới bỏ được bài học chối tai đó. (Sách đọc thêm:” Đông kinh nghĩa thục”, Nguyễn hiến Lê, ” Đại cương lịch sử Việt nam, NXB Giáo dục, Hà nội).

Nhưng tôi không tiếp cận phong trào đổi mới đầu thế kỷ 20 tại Việt nam theo hướng đó.

Bài viết có mục đích góp phần làm sáng tỏ khía cạnh dân khí tức dân quyền, quyền làm chủ của nhân dân mà cốt lõi của nó là ý thức dân tộc thống nhất do cuộc vận động ấy sinh ra và tìm hiểu bằng cách nào, bước đi nào để Người Việt nam nâng cao dân khí nghĩa là có ý thức dân tộc, ý thức làm chủ đất nước với tư cách mỗi công dân là một chủ thể bình đẳng về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm đối với dân tộc và đất nước, tức là quyền mỗi dân tộc tự quyết định vận mệnh của dân tộc mình (quyền dân tộc tự quyết). Phong trào Duy tân chủ trương, muốn cho người dân biết được quyền của minh thì phải khai dân trí (giáo dục,tuyên truyền). Chủ trương đó đúng nhưng chưa đủ. Và lần đầu tiên xã hội Việt nam biết thêm một sức mạnh văn hóa mới: Báo chí. Báo chí trở thành một thứ nhà trường truyền bá tư tưởng dân chủ phương Tây (dân chủ Mác xít cũng là một kiểu dân chủ sinh ra trong lòng văn minh phương Tây, là thứ phản diện của nền văn minh ấy).

Từ cuộc vận động duy tân đòi quyền dân tộc tự quyết đó sinh ra bốn dòng vận động chính:

- Dòng trí thức thành thị (được đào tạo trong nước hoặc tại chính quốc) tiếp tục con đường hợp tác với Pháp, cải cách có điều kiện, khi đủ mạnh thì đòi người Pháp trả lại quyền tự chủ cho Việt Nam: ví dụ nhóm Tự lực văn đoàn do nhà văn Nhất Linh chủ xướng.

- Dòng dựa hẳn vào người Pháp để canh tân đất nước: Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh.

- Dòng sử dụng bạo lực giành quyền lực chính trị trước(có xu hướng bảo hoàng hoặc gần với chủ nghĩa tam dân của Quốc dân đảng Trung Hoa): điển hình là cuộc khởi nghĩa Quốc dân đảng của lãnh tụ Nguyễn thái Học.

- Dòng do Nguyễn tất Thành (chủ tịch Hồ chí Minh về sau) khởi xướng (ông có tân học tuy là con của một nhà nho đỗ đạt, ông từng dạy học ở trường Dục Thanh, Phan Thiết là loại học hiệu do phong trào Duy tân mở ra). Có lẽ do người thanh niên ấy cho rằng đi theo con đường duy tân, cải cách thì chậm nên sau khi ra nước ngoài tìm con đường khác, đã tìm ra chủ nghĩa Mác Lênin. Ông nói đọc xong Luận cương các vấn đề dân tộc của Lênin thì mừng chảy nuớc mắt. Ông chọn con đường đi nhanh (không phải là đi tắt). Con đường cách mạng vô sản.

Trong dòng trí thức thành thị, tôi sẽ tiếp cận Tự lực văn đoàn(1933-1940) vì tôi thấy tổ chức ấy có một cách nhìn rất mới trước các vấn đề xã hội Việt nam thời bấy giờ: vạch ra bộ mặt thật, “bùn lầy nước đọng” của nông thôn Việt nam. (Học giả Nguyễn hiến Lê nhận xét:”Bùn lầy nước đọng” chữ dùng của Tự lực văn đoàn là chính xác cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng về nông thôn Việt nam). Tự lực văn đoàn chủ trương giải phóng người nông dân trong cảnh bùn lầy nước đọng trở thành một người công dân (người nông dân bước ra ngoài lũy tre làng, có ý thức làm chủ, bình đẳng trước pháp luật với các thành phần khác trong xã hội). Thấy được nông dân vừa là đối tượng của công cuộc đổi mới vừa là lực lượng của cuộc vận động đổi mới là cái nhìn sắc bén, đúng đắn - các phóng sự Bùn lầy nước đọng, Trước vành móng ngựa đã phơi trần bộ mặt nông thôn Việt nam rất sinh động. Chỉ trong 3 năm, các ông đã vui mừng khoe công: ”Sự thay đổi của linh hồn dân ta đã ngấm ngầm từ tốn mà tiến hành, không có sức mạnh nào ngăn cản lại được nữa. Những lý tưởng những quan niệm cũ dần dần mất đi vẽ uy nghi lẫm liệt, tất rồi cũng theo thời gian mà bị phá tan, nhường chỗ cho những quan niệm những lý tưởng mới”. Việc của ngàn năm không thề nào phá đổ nhanh thế được. Đảng cộng sản sau này khi nắm quyền cả nước cũng phải trầy trật với nó đến 30 năm mà vẫn chưa xong thì một tờ tuần báo phát hành 10.000 số mỗi kỳ (khá lớn ở thời đó) chủ yếu cho người biết chữ ở thành thị thì làm sao chuyển biến nổi tình hình nông thôn đã trở thành nếp kéo dài cả nghìn năm. (Người cộng sản nói đó là lạc quan kiểu trí thức tiểu tư sản xa lông(?)).

Mục tiêu của Tự lực văn đoàn là đ phá những thối nát nằm ở mặt trái của cái gọi là văn minh làng (). Cái triều đình con con cực kỳ dốt nát, bất nhân, thối nát, tàn bạo cai trị làng xã được Tự lực văn đoàn hí họa thành những lý toét, xã xệ làm trò cười cho thị dân (nông dân tuyệt đại bộ phận không biết chữ). Từ hướng nhìn của Tự Lực Văn đoàn, thử tìm hiểu kết cấu của làng (xã) Việt nam như là địa bàn hoạt động kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của người Việt, là địa bàn chiến lược kinh tế-quốc phòng của quốc gia Việt kéo dài cả nghìn năm. Sau này, có lúc làng xã thành ra quận huyện, tuy vậy bản chất vẫn là làng xã.

2/ Văn minh làng - Ý thức làng (xã). Làng thời Trần có tên là hương. Đại Việt sử ký toàn thư ghi hai hương Bàng Hà, Ba Điểm đầu hàng giặc Nguyên nên vua Trần xóa sổ hai hương đó, bắt dân vào làm nô tì nhà quan. Tuy khó nghe nhưng chính xác phải gọi là văn minh làng. Cũng không thể nói văn minh nông thôn vì tuy nhìn chung tập hợp làng là nông thôn nhưng mỗi làng là một đơn vị độc lập, mỗi làng có sự độc lập nhất định với các làng chung quanh. Không có một cộng đồng làng, chỉ có một tập hợp làng cấu thành quốc gia Việt. Các làng không có nghĩa vụ với nhau, mỗi làng chỉ có nghĩa vụ với nước (làng nước) thực chất là nghĩa vụ với vua chúa, triều đình.

Làng (truyền thống) là một cộng đồng người Việt (Kinh), có thể có một thiểu số sắc dân khác. Cộng đồng này quần tụ trên một diện tích hẹp gồm những cái vườn (đất thổ cư) vài trăm mét vuông (khoảng 1 sào bắc bộ) liền nhau, trên đó có nhà ở của mỗi gia đình (khoảng 50-100 gia đình), nhà tranh vách đất là chính, chỉ một vài nhà giàu hoặc nhà thờ họ, đình, chùa mới có tường xây, lợp ngói và tường bao có gắn vật nhọn sắc trên đầu tường để chống trộm cướp. Gia đình là một tổ chức cùng huyết thống có từ một đến nhiều thế hệ chung sống. Gia đình càng có nhiều thế hệ chung sống thì được dân làng coi là gia đình phúc đức sâu dày, nối được mạch tổ tông. Làng có thể gần một giòng sông nhưng nét đặc trưng của làng là lũy tre bao quanh với cổng làng thường đóng lại về đêm. Quanh làng bên ngoài lũy tre là cánh đồng lúa (hoa màu tùy vụ). Làng ở miền Nam (vùng đất mới) “thoáng hơn” vì yếu tố lũy tre không còn nữa. Giữa làng có ao làng là nơi chứa nước sinh hoạt cho cả làng (ăn uống, tắm giặt) - làng miền Nam không có ao làng vì đã có nhiều kênh rạch - cũng là một thứ tụ điểm sinh hoạt văn hóa. Làng có đình làng, nơi diễn ra các lễ hội của dân làng (tụ điểm văn hóa chính), có thể có thêm vài ngôi miếu thờ các vị thần. Làng có người đỗ đạt (tú tài trở lên) thì được dựng văn miếu thờ Khổng tử và các học trò (thất thập nhị hiền) ở cánh đồng làng (có thể là để tỏ cho người làng khác biết trình độ văn học của làng mình(?)). Làng còn có chùa Phật (Phật giáo đại thừa, thường thì hai ba làng có một ngôi chùa cũng ở ngoài cánh đồng). Người chết có thể an táng trong vườn nhà hoặc trên ruộng nhà. Mộ tổ (mã tổ) là ngôi mộ to nhất làng, mộ của vị lập ra làng. Mộ của người đến sau hoặc con cháu phải nhỏ hơn. Chết được mai táng gần nhà là cái chết có phúc, chết xứ người là vô phúc. Một số Việt kiều lớn tuổi muốn trở về quê hương cho gần tổ tiên, ông bà có lẽ cùng một suy nghĩ như vậy. Những họ tộc lớn có thêm nhà thờ họ do người con trai cả trông nom. Gia đình không có con trai nối dõi là nhà vô phúc (bất hiếu hữu tam vô hậu vi đại) không có người trông nom mồ mã tổ tiên, giỗ cúng người đã khuất là đại vô phúc, làng xóm đàm tiếu, chê trách rất nhục nhã. Tổ chức hành chính cai trị có vị đứng đầu là lý trưởng và một số chức sắc không có thực quyền nhưng được hướng một số đặc quyền. Những chức sắc làng có thể dùng tiền để mua, kể cả chức lý trưởng. Sinh hoạt văn hóa của làng diễn ra vào các dịp lễ tết ở sân đình làng. Hội hè đình đám là những dịp vui chơi, có thể có tiệc tùng mà chỗ ngồi được qui định chặt chẽ, nhìn vào chỗ ngồi trong một tiệc làng, ta biết được địa vị xã hội của mỗi người. Miếng giữa làng chỉ ra lớp bậc xã hội của mỗi người nên được quan tâm đặc biệt (một miếng giữa làng bằng sàng xó bếp). Cưới hỏi, tang ma, khao vọng phải theo một qui định chặt chẽ. Mỗi làng có hương ước là một thứ luật làng (lệ làng, nay gọi là qui ước), mọi người phải tuân theo. Do hương ước, làng là đơn vị hành chánh cơ bản có quyền tự trị nhất định. Kinh tế làng (truyền thống) chủ yếu là nông nghiệp, thủ công nghiệp nhỏ bé tự sản tự tiêu, gần như không có thương nghiệp. Mua bán đã dùng tiền nhưng thông thường là hàng đổi hàng. Có nơi theo cơ chế xin cho, có đi có lại “bánh ít …bánh giầy”. Nay đã khác nhiều.

Sự chung sống, sinh hoạt liền kề giữa người sống và người sống, người sống và người chết hình thành nên cái gọi là tình làng nghĩa xóm, tối lửa tắt đèn dựa vào nhau, ý thức làng xóm, họ hàng, dòng tộc, ý thức về một nối kết từ quá khứ đến vị lai là ý thức phổ biến. Người ta sống còn vì mồ mả tổ tiên. Do chính sách đất đai thời phong kiến đã gắn chặt nông dân với ruộng đất. Đi khỏi làng là mất gốc (vong bản), mất kế sinh nhai. Nông dân không muốn rời làng đi nơi khác. Nơi an toàn nhất là sau lũy tre làng. Ý thức cố thủ sau lũy tre để được bình an là nét đặc trưng của văn hóa, tinh thần Việt, nhìn cái mới lạ với con mắt hoài nghi, thù địch. Ý thức an phận thủ thường đó chỉ bị phá vỡ khi xã hội loạn lạc do đói kém, chiến tranh…”Tha phương cầu thực” vừa là tiếng thở dài của người phải ly hương, vừa là lời nhiếc móc dè bỉu (loại tha phương cầu thực là loại người không lý lịch, không rõ lai lịch, loại khả nghi). Nông dân rất sợ bỏ làng trở thành dân ngụ cư ở làng khác. Cố học giả Nguyễn hiến Lê nhận xét: ”Tâm trạng tủi nhục đó do tổ chức hương thôn của mình. Mỗi làng là một địa phương tự trị, có tục lệ riêng, tài sản riêng (công điền), gần như một triều đình riêng. Người nơi khác tới có cảm tưởng như vô một xứ lạ, bị dân làng nghi kị, không muốn cho nhập tịch-vì không muốn chia công điền cho họ-và chỉ cho ngụ cư (như tạm trú ngày nay) thôi. Dân ngụ cư không có chút quyền lợi gì cả (không được dự vào việc làng, không được chia ruộng) nên bị khinh. Đã bị nghi kị, lại bị khinh, tất khó làm ăn, nên không ai muốn bỏ quê hương mà đi ngụ cư nơi khác cả, cho việc phải li hương, phải ngụ cư là tủi nhục. Ngày nay chế độ xã hội chủ nghĩa lại áp dụng chính sách thời phong kiến, chính sách địa phương tự trị đó cũng phân biệt tạm trú và thường trú (có hộ khẩu) gây rất nhiều rắc rối và tham nhũng. Bao giờ nước mình mới văn minh được?” (Hồi ký Nguyễn hiến Lê).

Làng xã miền Nam có thể không còn khép kín như ở miền Trung và Bắc. Những làng xã miền nam chưa hoặc không cần có lũy tre, dân làng phần nhiều là lưu dân gồm binh lính, dân nghèo đi tìm đất sống, tội nhân lưu đày biệt xứ, người vô gia cư, vừa quyến luyến cố hương nhưng cũng thù địch với tầng lớp trên ở cố hương. Do hoàn cảnh tự nhiên ít khắc nghiệt, dễ kiếm ăn, không sợ đói nên người Việt miền Nam phóng khoáng hơn người Việt ở Trung và Bắc, dễ tiếp thu cái mới, ít kỳ thị cái mới nhưng ít nhiều không mấy thiện cảm với người đàng ngoài (dân trọ trẹ-từ Huế trở ra), là nơi mà họ không dung thân được phải đào vong đến nơi xa lạ. (Sau này một số trí thức miền Nam theo Pháp muốn có một nước Cộng hòa Nam kỳ có lẽ xuất phát từ tâm tư tình cảm đó?). Khi Người Việt đến xứ Gia Định thì ở đấy đã có Phật giáo tiểu thừa có gốc gác từ Campuchia chưa lần nào tham chính như Phật giáo đại thừa ở đằng ngoài, có cả Hồi giáo của người Chăm. Đó là một xã hội đa văn hóa, đa chủng tộc. Có lẽ vì vậy mà ngày nay người dân Nam bộ ít quan tâm đến những cái gọi là “quan điểm”, ”lập trường”, xuê xoa, dễ thân cận, làm kinh tế thị trường giỏi nhất nước, có nền kinh tế thị trường nề nếp nhất nước. (đọc thêm: “Đất Gia định xưa”, ”Người Sài Gòn”, Sơn Nam, NXB TP Hồ chí Minh, NXB Trẻ).

Tín ngưỡng làng xã là một thứ đa thần giáo (có nhiều loai thần linh ngự trị trong tín ngưỡng dân Việt: Cây đa, cây gạo, bình vôi, cục đá…) hòa hợp với tam giáo (Phật, Nho, Lão) đến từ Trung Hoa. Phần mê tín dị đoan có lẽ xuất phát từ phần dung tục của Lão giáo kết với tín ngưỡng đa thần. Phật giáo (ngôi chùa trở thành trung tâm của tín ngưỡng làng xã) có tính dung nạp (sống chung) cao nên có thể thâm nhập và phát triển cả ở phương Tây mà nền tảng văn minh của nó là Thiên chúa giáo. Hoặc là cả hai tôn giáo ấy, trong bản chất có tính dân chủ cao. Khái niệm tà ma ngoại đạo có trong kinh kệ Phật giáo ngày nay chỉ có thể được thêm vào sau khi Phật giáo truyền vào Trung Quốc hoặc Việt nam, hoặc khi tôn giáo ấy tham chính. Vì khái niệm Phật tính, vô chấp, vô ngã là loai hình nhất nguyên luận không phân thị phi, phải trái (có lẽ do Phật giáo Trung hoa thêm vào sau các đợt đàn áp Phật giáo trong các thời phong kiến (từ Tấn trở đi) hoặc từ khi Phật giáo đến Việt nam đi vào làng xã tiếp thu thêm tín ngưỡng đa thần cho phù hợp với thứ tư duy nhị nguyên luận giản đơn, bình dân, dung tục, dễ hiễu: thiện ác, tốt xấu….). Sự đề kháng mãnh liệt của văn minh làng () một phần có thể là do tính chất tín ngưỡng nông dân của nó. Đầu thế kỷ 20 nhà nghiên cứu Phan kế Bính, tinh thông cả Nho học đã coi Thiên Chúa giáo là một bộ phận của tín ngưỡng làng () (tác giả dùng tên cũ Gia tô giáo) khi viết sách “Việt nam phong tục” là công trình nghiên cứu bài bản, chi tiết đầu tiên về phong tục Việt nam. Sự đề kháng, ý thức không dung nạp cái mới chẳng phải chỉ đối với đạo Thiên Chúa (300 năm sau khi các nhà truyền giáo phương Tây đến Việt nam, đạo Thiên Chúa mới được giới nghiên cứu Việt nam đưa vào sử sách cũng còn sớm). Đạo Phật, theo một nghiên cứu gần đây cho rằng không phải từ Trung quốc truyền sang mà do đường biển Nam Á tới sau mới đến Trung quốc cũng phải mất từ 300 đến 700 năm mới thành ra quốc giáo dưới thời nhà Lý. Sau đó suy vi cho đến khi kết được với văn minh làng (xã) mà tồn tại và phát triển đến nay. Nho giáo mất hơn 400 năm mới được coi là học thuyết trị nước hay nhất (từ khoa tam trường cho đến Lê thánh Tôn mới định hình và tồn tại cho đến 1919). Lão giáo được tiếp thu nhanh hơn và biến thành thứ tín ngưỡng mê tín dị đoan, có lẽ vì nó phù hợp với tín ngưỡng đa thần của người Việt .

Trong kết cấu văn minh tín ngưỡng làng (xã) thì Phật giáo là yếu tố dung nạp các yếu tố ngoại lai nhanh nhất (có lẽ do triết lý vô chấp vô ngã). Từ hệ thống tổ chức dựa trên nền tảng môn phái, tổ đình là loại hình tổ chức không chặt chẽ nhưng làm cho triết lý Phật giáo phát triển đa dạng, phong phú, ngày nay Phật giáo tiếp thu cách tổ chức của tôn giáo khác để có một hệ thống ban đầu là hội Phật học nay là Giáo hội Phật giáo. Một số nhà nghiên cứu phong trào Cộng sản quốc tế còn thấy hệ thống tổ chức của các đảng Cộng sản là bản sao hệ thống tổ chức của một tôn giáo. Hệ thống tổ chức đó gắn với hệ thống hành chính nhà nước. Sự cải tiến đó cho thấy Phật giáo không phải là yếu tố bảo thủ trong hệ thống văn minh làng ().

Về sự tham gia rất đặc thù của Phật giáo vào sinh hoạt chính trị Đại Việt ngay sau thời tự chủ (thời Lý) được nhiều nhà nghiên cứu thống nhất là do các nhà sư là thành phần trí thức duy nhất của nước Đại Việt thời bấy giờ. Các nhà cai trị thời ấy thường là vô học, không biết chữ. Công việc trị nước cần có văn tự để ghi chép và truyền đạt mệnh lệnh (chưa rõ trước thời Lý - Ngô,tiền Lê báo cáo, mệnh lệnh…lưu trữ, lên xuống theo cách nào). Các nhà sư là người tinh thông Hán tự do phải nghiên cứ kinh sách từ Trung hoa truyền sang và phải viết kinh sách hoặc phải sao chép kinh sách để truyền bá giáo lý và do đó các nhà sư Phật giáo còn tinh thông cả Nho học và Lão học (Các nho sĩ tham gia việc nước về sau có lẽ cũng do các nhà sư đào tạo ra(?)). Nhiều công việc ngoại giao, nội trị thời đầu của một Đại Việt tự chủ do các nhà sư phụ trách. Thi ca thành văn thời đó cũng cho thấy vị trí thống lĩnh của các nhà sư tinh thông Hán học. Các thành phần khác có lẽ cũng có sáng tác thơ ca vì đó là hoạt động tự nhiên của con người nhưng không ghi lại được đã trở thành văn chương truyền khẩu. Thuở ban đầu ở Trung quốc, có lẽ các nhà sư do chưa có trình độ Hán học cao, ít chữ nên công việc truyền giáo chủ yếu là khẩu truyền, vì vậy Phật giáo Trung hoa, do cách tiếp thu, trình độ giác ngộ lời Phật dạy đã sinh ra nhiều tông phái. Có lẽ các tông phái Phật giáo Việt nam hình thành cũng cùng một cách. Khi Nho học định hình, giới nho sĩ khẳng định vị trí trong bộ máy cai trị thì các nhà sư mới không tham dự triều chính. Khi chế độ quân chủ chuyên chính bước vào qúa trình suy vong thì cũng diễn ra tệ mua bán bằng cấp. Thời Lê Trịnh cho nộp tiền đi thi, Phan huy Chú-học giả thời Nguyễn than: hạng sinh đồ 3 quan đầy cả thiên hạ (không học hành nhưng nếu có tiền nôp quan là được đi thi dù đó là người mổ lợn hoặc anh bán cá ở chợ-không biết chữ). Người đi thi đông đến nổi chen lấn giẩm đạp nhau chết ở cổng trường thi. Ông cho biết: ”thi hương (cử nhân) thì đem (tài liệu) vào trường mà chép, thi hội (tiến sĩ) thì học thuộc lòng (bài giải biết trước) viết ra” (Lược khảo khoa cử Việt nam (Khoa mục chí-Lịch triều hiến chương loại chí-Phan huy Chú), Long Điền dịch, NXB Thanh Tân, Sài gòn - 1969). Những nho sĩ khí tiết, hoặc không muốn chen chân vào quan trường, hoặc chán cảnh chợ thi, trở về quê nhà dạy học, làm ruộng. Ông đồ, trường làng, tiếng học bài ê a là nét văn hóa độc đáo của làng (xã) Việt nam, cùng với Phật, Lão thành ra nền văn hóa tam giáo đồng lưu sau lũy tre làng. Có thể nhờ vậy mà giảm được phần nào cảnh “bùn lầy nước đọng” trong đời sống tinh thần của nông dân Việt. Trong thời loạn lạc đói kém các nhà sư và ông đồ (lực lượng duy trì đạo đức, phong hóa ở làng xã) đứng ở đâu? Khi đói quá thì diễn ra cảnh “nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông nhất nông nhì sĩ”, hoặc như các nhà sử học Mác xít nói, họ đầu hàng giai cấp, tham gia cuộc nổi dậy “tước đoạt” của nông dân như thi hào Cao bá Quát.

Từ dẫn chứng đó ta có thể rút ra mấy kết luận. Nhóm quyền lực nào có tri thức sẽ trở thành lực lượng thống trị xã hội. Tuy nhiên vì quyền thường gắn với lợi nhuận (nhiều quyền thì tất yếu có nhiều của cải) nên việc đổi mới được quyết định bởi nhóm quyền lực nào chiếm ưu thế, không nhất thiết đó là nhóm tiến bộ nhất. Theo cách đó có thể suy ra nhóm tinh thông Nga ngữ sẽ kèn cựa với nhóm tinh thông Hán ngữ hoăc Anh ngữ hay ngược lại vì đổi mới theo hướng nào thì phải vận dụng khối tri thức của hướng đó (cải cách giáo dục ở Việt nam cứ nằm mãi ở bước dự thảo có lẽ cũng do có sự kèn cựa của các khối áp lực có nguồn tri thức khác nhau trong đảng Cộng sản). Gần đây trong một phiên họp Quốc hội khi bàn về việc dùng ngoại ngữ nào làm ngôn ngữ thứ hai, đã có đại biểu đề xuất dùng Trung văn. Điều ấy cho thấy quyền lực dựa vào tri thức Trung văn không muốn mất quyền. Đó là sự đấu tranh giữa các nhóm quyền lực có tri thức khác nhau được trang bị từ nhiều nguồn khác nhau dựa vào các áp lực chính trị cũng khác nhau nốt.
Tập hợp tất cả yếu tố ấy
, ta có cái gọi là văn minh làng (xã).

Mặt hẹp hòi cố chấp, nghi kỵ cái mới, giữ chặt truyền thống có trong văn minh làng (xã) là do đâu? Có thể là do tầng lớp trên (theo cách nói Mác xít thì tầng lớp trên ở làng gồm có bọn hào lý, ông đồ, nhà sư, thầy cúng (Lão giáo?), tầng lớp dưới là bần cố nông và các loại người nghèo khổ khác) ngại đổi mới vì có thể mất cả quyền lẫn lợi, chỉ đổi mới, tiếp thu cái mới từ từ để duy trì đặc quyền đặc lợi, hoặc là do đầu óc an phận thủ thường: ”không có cái đó cũng chẳng chết ai”. Sự trì trệ trong nhận thức, ý thức bảo thủ là do phương thức sản xuất ngàn năm không có gì mới (con trâu đi trước cái cày theo sau) là do nền văn minh nông nghiệp manh mún, phụ thuộc trời đất mà có hoặc phát sinh từ bối cảnh sinh loạt làng xã nói chung, không muốn, ngại ra khỏi lũy tre làng?
Những yếu tố khác nhau trong văn minh làng(xã) tạo ra ý thức đề kháng cao không chỉ với những cái mới mẽ mà cả với ngoại xâm. Lũy tre làng có thể hình thành ngẫu nhiên nhưng có thể suy ra là nó được củng cố trở thành hào lũy từ thời thập nhị sứ quân. Các làng xã với thủ lãnh của mình tranh nhau quyết liệt quyền cai trị lãnh thổ đã hình thành lũy tre làng. Lũy tre còn là phương tiện phòng vệ chống trộm cướp do đói nghèo, loạn lạc liên miên giữa các làng xã, vùng miền từ trước thời Lý, qua Trần đến tận trước 1945. (Nạn trộm cắp trâu bò hiện nay ở một số nơi trong nông thôn có vài nét giống với nạn trộm cướp trong các làng xã Việt nam ngày xưa).

Hệ thống làng (xã) liên hoàn trở thành thành lũy, pháo đài chống ngoại xâm rõ nhất từ thời Trần. Ba lần quân Nguyên xâm lược đều sa vào thế trận làng (xã) (chiến tranh nhân dân, chiến tranh du kích). Xa giá vua Trần di chuyển loanh quanh trong vùng đồng bằng sông Hồng và Thanh hóa, kéo theo sau đại quân Mông Nguyên sa vào trận địa của dân binh các làng, bị tiêu hao, hoảng loạn, sút giảm ý chí xâm lược. Khí hậu thời tiết khắc nghiệt của Việt nam cũng góp phần đánh giặc Nguyên. Vua quan nhà Trần chỉ cần vài trận đánh lớn nữa là đuổi được quân xâm lược khỏi nước (theo “Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII” - NXB khoa học xã hội - Hà nội - 1972).

Nhà Trần động viên quân dân thời đó thế nào? Một số đoạn trích sau đây trong hịch tướng sĩ văn (đầu đề đầy đủ đọc theo âm hán Việt là :”Dụ chư tì tướng hịch văn” -bài hịch hiệu triệu, răn dạy các tướng sĩ) của Hưng đạo vương Trần quốc Tuấn nói rõ điều đó:

- (Không ra sức kháng chiến để mất nước thì) “Bấy giờ chủ tớ nhà ta sẽ cùng bị trói, thật đau đớn thay! Chẳng những thái ấp của ta (đất phong tặng của vua cho các vương hầu-thân quyến của vua) bị tước đoạt mà bổng lộc của các ngươi cũng bị người khác chiếm mất. Chẳng những gia quyến của ta bị đuổi mà vợ con các ngươi cũng bị người khác bắt đi. Chẳng những xã tắc của ta -(theo từ nguyên, Xã là nơi tế thần đất, Tắc là nơi tế thần nông - vị thần trông coi nghề nông, về sau xã tắc được hiểu là đất nước(Tầm nguyên từ điển, Bữu kế, NXB Khai trí, Sài gòn, 1968), (Xã tắc của ta nghĩa là đất nước của ta-của giòng họ nhà vua )- bị người khác xâm lăng dày xéo mà tới mồ mã cha mẹ các ngươi cũng bị người khác đào bới. Chẳng những ta kiếp này bị nhục mà trăm đời về sau danh nhơ khó rửa, tiếng xấu mãi còn mà gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang tiếng là bại tướng vậy…

- (Nếu ra sức đánh thắng giặc Nguyên thì) ”Chẳng những thái ấp của ta mãi mãi là của nhà mà bổng lộc các ngươi được hưởng thụ suốt đời. Chẳng những gia quyến của ta được yên ổn giường chiếu mà vợ con các ngươi cũng được sum họp trăm năm cho đến già. Chẳng những tông miếu của ta được tế tự muôn đời mà cha ông các ngươi cũng được thờ cúng quanh năm (cúng bằng trâu bò dê lợn…huyết thực,người chết được ăn thịt). Chẳng những thân ta kiếp này được đắc chí mà các ngươi còn để tiếng thơm lưu truyền trăm năm. Chẳng những tên tuổi của ta không bị mai một mà tên họ các ngươi cũng được tiếng thơm trong sử xanh vậy…”

(trích: “Binh thư yếu lược” - Hưng đạo vương Trần quốc Tuấn - Lê xuân Mai và cộng sự dịch - nhà sách Khai Trí xuất bản - Sài gòn - 1969).

Trong lời hiệu triệu đó ta thấy Hưng đạo vương đề cao 4 yếu tố:1/lợi ích vật chất,2 /gia đình, 3/tín ngưỡng,yếu tố cội nguồn, gốc gác(chim có tổ,người có tông), 4/danh tiếng giòng họ (lưu danh thiên cổ). Người ta chỉ thành người có giá trị khi có một cội nguồn rõ ràng. Mồ mả cha ông là một nét văn hóa. Bàn thờ tổ tiên là sự nối kết người đã khuất với người còn sống. Trên bàn thờ tổ tiên thì bát nhang (lư hương) là vật thờ cúng đóng vai trò kết nối con cháu với người đã khuất, với trời với đất, là vật gia bảo tâm linh, tinh thần, tình cảm truyền lại cho đời sau nguồn sống của dòng tộc. Giỗ cúng có thể thiếu đèn nhưng không thể thiếu nén nhang. Đi làm ăn nơi khác, người ta chỉ cần mang theo bát nhang là đã mang theo được dòng tộc cội nguồn, không đứt mạch quá khứ với tương lai. Trong hai cuộc kháng chiến vừa qua, yếu tố này làm cho phe quốc gia không gắn được với nông thôn chiếm 80% dân số. Trong khi thực hiện chính sách bình định nông thôn, người Mỹ đụng phải mấy vấn đề: lực lượng du kích “ngụ binh ư nông”(như dân binh thời Trần), không phân biệt được ai là ai, tình hình đó dễ đi đến hành động “giết lầm hơn bỏ sót”(Vụ Sơn Mỹ…), không thu phục được lòng dân, đụng chạm đến sức mạnh vừa hữu hình vừa vô hình: tình cảm làng xóm, sợi dây liên kết người và người ở làng (xã) được cũng cố hàng nghìn năm: “tình làng nghĩa xóm”, đụng đến tín ngưỡng làng xã: Người sống + bàn thờ (bát nhang) + người đã khuất (mồ mả cha ông). Đào mồ quật mả (do bom đạn, do cày ủi tìm hầm bí mật) làm cho đứt gốc nối kết với quá khứ là hình phạt nặng nề. Vua Minh Mệnh dùng xích sắt xiềng mã Lê văn Duyệt là có ý cắt ông ta ra khỏi cội nguồn mà dòng dõi cũng tuyệt diệt không tiếp truyền được về sau (vô hậu hoặc ngầm mắng ông ta là thứ tuyệt hậu). Dồn dân lập ấp là tách người sống ra khỏi người chết (tổ tiên gốc gác, mồ mả cha ông), chạy bom đạn không đem theo được bát nhang là sự cắt đứt mối quan hệ vô hình hữu hình. Không quan tâm đến yếu tố này nên người Mỹ không thắng trong cuộc chiến ấy (bình định nông thôn thực chất là đánh vào truyền thống văn minh làng (xã). Người Mỹ không chinh phục được nông dân, không chinh phục được văn minh làng (xã) Việt nam).

Sau 1975, khi Việt nam mở cửa một số Việt kiều về nước, việc đầu tiên thường là xây mồ mã tổ tiên (thành phố nghĩa địa), có thể một số vị còn thỉnh bát nhang sang xứ người để không mất gốc. Thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng phổ biến, lâu đời, ăn rất sâu vào đời sống tâm linh, tình cảm người nông dân không phân biệt đó là địa chủ hay bần cố nông. Trừng phạt người dân bằng cách đuổi người ta chạy ra khỏi nước là hình phạt khốc liệt về mặt tâm linh, chặt đứt người ấy với cội nguồn, biến người ta thành kẻ vong bản. Vài chục năm lại đây, thấy trên bàn thờ các gia đình tín đồ Thiên chúa giáo có thêm bát nhang (lư hương). Đó phải chăng là sự tiếp thu có chọn lọc( chọn rất đúng) văn minh làng (xã) Việt nam? Trước 1975, từ năm 1968 đến 1976 ở Sài gòn, một nhóm linh mục Thiên chúa giáo (Chân Tín, Nguyễn ngọc Lan…) theo Công đồng Vatican II vận động Công cuộc gắn Tôn giáo với dân tộc. Nếu cuộc vận động ấy thành công thì Việt Nam sẽ có vị Chúa hài đồng có vá tóc, bụ bẫm như tranh Đông hồ, Đức mẹ Đồng trinh bận áo tứ thân, búi tóc, Chúa Giê-Su với áo dài, khăn đóng. Cuộc vận động ấy táo bạo nên bị hoài nghi (để biết thêm việc làm của nhóm linh mục này, tìm đọc tạp chí Đối diện( Đứng dậy, đồng dao) từ 1968-1976-Sài gòn) từ nhiều phía trong kết cấu văn minh làng (xã) và từ quyền lực cai trị (Quốc Cộng đều nghi ngại).

Sự hình thành, tồn tại, phát triển hay điêu tàn của làng (xã) Việt nam gắn chặt với 3 vấn đề, trở thành nỗi ám ảnh ngàn đời trong tâm tư tình cảm của mỗi người Việt: 1/Đói nghèo, 2/giặc giả trộm cướp, tranh đoạt quyền lực, 3/ngoại xâm. Đói nghèo, chiến tranh, ngoại xâm là ba mối bận tâm hàng đầu của mọi loại nhà nước và nhân dân Việt Nam kế tục nhau cai trị Việt nam từ khi dành được độc lập (Ngô Quyền) cho đến đầu thế kỷ 21. Thực sự thái bình thịnh trị mỗi triều đại kéo dài từ 3-10 năm. Trong một nghìn năm chưa đến trăm năm thực sự bình an no đủ. Theo sử cũ, sau loạn 12 sứ quân là hai cuộc ngoại xâm, các cuộc đảo chính cung đình, cuối thời Lý đánh nhau liên miên để giành ngôi vua. Nhà Trần chịu 3 cuộc chiến chống xâm lược, lại loạn cung đình, ngoại xâm (nhà Minh xâm lược), lại nội chiến, rồi ngoại xâm (Nhà Thanh, Pháp, Mỹ). Chia cắt đất nước và nội chiến liên miên cho đến 1979 (1994?). Cứ vài năm từ cuối Trần cho đến đầu hậu Lê, Đại Việt sử ký toàn thư ghi ngắn gọn: đói, đói to, sâu cắn lúa, người chết ngoài đường (không có người chôn)…, giống nạn đói chết 2.000.000 người năm 1945. Nạn đói 1976-1983 cũng kinh khủng tuy không có người chết đầy đường.

Theo cố học giả Nguyễn hiến Lê, trong những thời kỳ không đói thì thực chất cũng chỉ no một nửa. Ông quan sát bữa ăn no của người nghèo ở làng quê ông (Sơn Tây, năm 1928) tính ra chỉ được 1500 calori. No chưa tới một nửa theo tính toán khoa học. Đói và thiếu ăn, thiếu dinh dưỡng sinh ra cái tệ dành ăn, cái tệ một miếng giữa làng, vì miếng ăn mà kiện tụng nhau đến tán gia bại sản, thù ghét nhau truyền đời (tiểu thuyết Việc làng của Ngô tất Tố miêu tả sinh động cái thói giành ăn này).
Nguyễn hiến Lê nhận xét: ”Tự lực văn đoàn và Ngô tất Tố chế diễu tàn nhẫn, truy nguyên tới cùng thì tại dân quê thiếu thịt, thiếu protéin. Trong Nam dân quê không quá nghèo, vài chục năm trước có rất nhiều tôm cá, rùa, chim…nên không thèm thịt như dân quê Bắc, Trung,
không có những tục, những thói xấu kể trên. Nay đã khác rồi. Từ ngày giải phóng, cán bộ Bắc đem vô đây thói mỗi chút mỗi “liên hoan”, họp nhau ăn uống, chắc cũng vì thiếu protéin. Nghe nói ở Bắc có nơi chỉ đặt một trạm bơm nước vô ruộng mà từ khi dự định đến khi hoàn thành, mổ hết 100 con heo” (Nguyễn hiến Lê-Hồi ký-NXB Văn học -1993). Cái nhìn đó vừa khoa học vừa nhân hậu, thông cảm với cái đói nghèo triền miên của dân Việt chủ yếu là nông dân đã hàng nghìn năm. Cố học giả Nguyễn hiến Lê còn thấy ở quê ông, nông dân do nghèo nên đói, do đói nên bịnh tật liên miên. Bnh nhưng không có thuốc, người bệnh trùm chiếu chịu đựng vài ba ngày, nhờ trời mà hết bnh thì tiếp tục sống, rủi thì chết. Nghèo đói, bnh tật không thuốc men, cuộc sống hàng ngàn năm cứ một kiểu như vậy mà vẫn còn nông dân ở nông thôn, thật là kỳ. Câu hỏi đặt ra là: Thứ xiềng xích nào cầm chân người nông dân ngủ yên sau lũy tre làng? Thứ xiềng xích nào trói chân, trói tay dân tộc Việt nam không tiến lên được?

Trong lịch sử ngàn năm có lẽ thái bình, thịnh vượng chỉ thật sự có trong mấy năm thời Lê thánh tôn. Dân đói thì cướp bóc, nổi loạn (Các nhà sử học Mác xít gọi là khởi nghĩa nông dân). Cướp hay khởi nghĩa có cùng một phương thức: Cướp của nhà giàu, chia cho người nghèo, nhà nghèo cướp của nhà giàu, vùng nghèo hơn đi cướp vùng giàu hơn. Trong một ngàn năm chỉ có 3 cuộc nổi dậy (khởi nghĩa nông dân) Lê Lợi, Tây sơn và cuộc đấu tranh do đảng Cộng sản lãnh đạo là thành công, còn lại là “được là vua, thua là giặc”. Sử nhà Nguyễn ghi từ đầu Gia Long đến cuối Tự Đức, hơn 50 năm có gần 800 cuộc nổi dậy, 16 cuộc khởi nghĩa trong 1 năm, giống châu Phi hiện nay. Khởi nghĩa do đói kết hợp với tham vọng quyền lực của các hào trưởng địa phương. Điển hình là giặc châu chấu (1854), vì năm đó châu chấu phá hoại mùa màng ở đồng bằng sông Hồng, cuộc khởi nghĩa có thi hào Cao bá Quát tham gia. Đói nghèo, giặc giả là cơ hội cho quan lại và nhà giàu càng giàu lên vì bọn họ chiếm lấy ruộng đất của dân nghèo bỏ xứ, người chết hoặc đơn giản là bọn có quyền làm văn khế giả để chiếm ruộng đất của dân nghèo (cướp đêm là giặc cướp ngày là quan). Chúa Trịnh Cương nhận xét:”Ruộng đất rơi hết vào nhà hào phú, còn dân nghèo thì không có một miếng đất cắm dùi”. Theo cố học giả Vương hồng Sển, ở Nam kỳ trước 1945, quyền thế và tiền bạc cấu kết với nhau cướp không ruộng đất của nông dân đổ công khai phá rồi biến nông dân thành tá điền trên chính ruộng đất của mình, xảy ra phổ biến. Con em bọn nhà giàu ấy sẵn tiền rừng bạc biển truỵ lạc, trác táng làm phong hóa suy đồi, làm tan nát bao nhiêu gia đình lương thiện... Sau 1975, ông Vương hồng Sển rút kinh nghiệm theo thuyết nhân quả, đại ý: Các người ăn chơi đú đởn để đến nay bọn tôi trả nợ khổ nhục quá chừng (có lẽ ông muốn nói đến chủ trương cải tạo nói chung của đảng sau 1975, cường bạo này trả thù cường bạo nọ, ruồi muỗi chết oan). Tình trạng ruộng đất trong nông thôn ở cả ba miền ngày nay có gì khác với thời vua Lê chúa Trịnh và thời Pháp thuộc?

Tình trạng làng xã tự trị (dân chủ cơ sở) do cơ chế quyền lực và nhiều nguyên nhân khác về thực chất là trung ương không kiểm soát được địa phương. Học giả Nguyễn Hiến Lê thấy rằng bọn hào lý ở làng (năm 1928) thực chất là một thứ triều đình thu nhỏ hành hạ dân nghèo không nương tay. Nông dân nghèo khổ tụ tập nhau làm “giặc” đi cướp của nhà giàu để sống cũng là lẽ thường. Đói nghèo, áp bức (vật chất,tinh thần), phiêu dạt phương xa kiếm ăn, trộm cướp, bạo loạn là mặt trái của văn minh làng (xã). Lịch sử Việt nam cũng chứng tỏ khi quyền lực cai trị mất lòng dân thì phải dựa vào bạo lực vũ trang để tồn tại. Công cụ bạo lực biến thành kiêu binh tàn hại lương dân, chủ yếu vẫn là nông dân, không sao kể xiết. Sử cũ ghi Kiêu binh thời cuối Lê-Trịnh từ Thăng Long ra các vùng quê lấy của cải, bắt phụ nữ, con gái nhà lương dân giữa ban ngày, có khi chúng làm như vậy ngay trong kinh thành Thăng long. Vua Lê, chúa Trịnh có kết cục bi thảm là hậu quả của chính sách cai trị độc tài mất lòng dân (Hoàng Lê nhất thống chí-Ngô gia văn Phái).

Phong trào Duy tân-Đông kinh nghĩa thục đầu thế kỷ trước, tiếp theo là nhóm Tự lực văn đoàn thấy ra mấu chốt của vấn đề xã hội Việt nam chính là dân quyền, là trang bị cho người dân (chủ yếu là nông dân) ý thức dân chủ nhưng chủ trương đó tuy đúng mà không hợp thời vì nói một cách văn vẽ, nhu cầu cấp bách của thời đại không phải là dân chủ (ý thức dân tộc, ý thức làm chủ đất nước). Nhu cầu bức bách chính là giải quyết tình trạng đói nghèo, nông dân không ruộng cày triền miên trong làng xã Việt nam (cơm ăn, áo mặc, ruộng cày -để làm ra cơm ăn áo mặc- là 3 mồi lửa gây ra bạo loạn(cách mạng?)). Vấn đề làm ra của cải và phương thức phân chia của cải xã hội là mối bận tâm của các loại nhà nước Việt nam. Cho đến nay, Việt nam vẫn chưa có chủ trương đúng đắn về các vấn đề đó. Đi theo con đường duy tân của Phan Chu Trinh, Tự lực văn đoàn… thì chưa biết ngày nào tới chỗ no ấm. Các bên đối đầu với đảng Cộng sản vì sao mà thất bại? Theo tôi, cái mà “bên ấy” trưng ra với dân (chủ yếu là nông dân) thì đúng, tốt nhưng khó hiểu (với nông dân) mà cũng lâu tới chỗ ấm no, tức là vẫn không hợp thời, không hợp lòng dân(nông dân).

Đi theo đường nào thì tới nhanh no ấm? Lịch sử Việt nam cho thấy, muốn tới nhanh thì chỉ có một cách: ”cướp của nhà giàu chia cho người nghèo”. Khẩu hiệu đấu tranh giai cấp (tước đoạt) của chủ nghĩa Mác-Lênin chính là cách hay nhất để thanh toán nhanh đói nghèo (đó cũng là bài học ngàn năm để lại). Đảng Cộng sản tập hợp lực lượng nhanh, có đủ sức mạnh và chiến thắng trong cuộc cách mạng chống đói nghèo vì có chủ trương hợp lòng dân (nghèo). Ngày nay đảng tổng kết: chiến thắng 1975 là chiến thắng của sức mạnh dân tộc chính vì lẽ đó (vì đơn giản cuộc cách mạng chấm dứt năm 1975 là cuộc khởi nghĩa của nông dân đói nghèo). Vì muốn hết đói nghèo nhanh nên cái giá phải trả là quá đắt. Nghĩ lại thì đi theo cách “ý thức dân tộc” của Phan chu Trinh và Tự lực văn Đoàn tuy chậm mà chắc. Nhưng đó là lịch sử chỉ có đi tới không quay lại được. Nhưng làm lại thì được.

3/ Kết cấu ý thức xã hội trong đảng Cộng sản Việt nam, cuộc vận động cách mạng của đảng cộng sản (Lịch sử đảng Cộng sản Việt nam):

Khi chủ tịch Hồ chí Minh (Nguyễn tất Thành, Nguyễn ái Quốc…) truyền bá chủ nghĩa Mác Lênnin vào Việt nam thì phong trào Duy tân không còn mà biến tướng của nó là lớp trí thức thành thị thấm nhuần nền giáo dục Pháp học. Đội ngũ tuyên truyền của chủ nghĩa Marx, một số được đào tạo ở Liên xô, Trung quốc, một số do chính chủ tịch Hồ chí Minh dạy bảo, một số học được trong nhà trường của Pháp hoặc qua sách vở dịch từ Pháp ngữ, Hoa ngữ (Karl Marx được phiên âm theo cách người Hoa là Mã khắc Tư). Những đảng viên ban đầu chủ trương vô sản hóa, thâm nhập vào nhà máy hầm mỏ nhằm giác ngộ cách mạng cho công nhân. Một số khác về vùng nông thôn thâm nhập vào thành phần bần cố nông. Một số tìm đường phát triển trong lực lượng học sinh, sinh viên, trí thức. Dù đào tạo từ nguồn nào thì những đảng viên ban đầu là trí thức. Sau một thời gian vận động, giác ngộ thì có thêm các thành phần khác. Khi thống nhất ba đảng thì bộ phận miền Trung có nhiều đảng viên là trí thức (Tân Việt cách mạng đảng phát triển chủ yếu trong trí thức). Nhưng nhìn chung, yếu tố nông dân vẫn chiếm ưu thế tuyệt đối.

Nhìn chung trong kết cấu lực lượng về ý thức xã hội, đảng Cộng sản có 3 thành phần chính

(1)Thành phần có hoài bão, mơ ước về một dân tộc Việt nam là một khối thống nhất không phân biệt sắc dân, địa phương, giai cấp, tôn giáo, tín ngưỡng, một Việt Nam độc lập, dân chủ, phú cường mà các giá trị nhân văn được bảo vệ và được loài người công nhận. Có thể phân thành 2 loai: ý thức công dân rõ ràng: Trí thức từ nước ngoài về tham gia kháng chiến: giáo sư Trần đại Nghĩa, tiến sĩ Trần đức Thảo…), trí thức thành thị có ý thức dân tộc như nhà giáo, cử nhân sử địa Võ nguyên Giáp, các trí thức là nhà văn, nhà thơ nhà nghiên cứu Xuân Diệu, Huy Cận…mà điển hình là Phan Khôi và nhóm Nhân văn giai phẩm về sau. Thành phần này tin rằng khi cách mạng thành công thì không chỉ giải phóng được nhân dân khỏi áp bức bóc lột, đói nghèo mà nuớcViệt nam độc lập có một nền chính trị dân chủ, nhân dân Việt nam ở bất cứ đâu trên đất nước là một dân tộc thống nhất. (Một số thanh niên, học sinh, sinh viên thành thị miền Nam trong chỗ riêng tư đã chân tình nói: hóa ra mình đi theo cách mạng là do các sách vở thời trước 1945, chủ yếu là của Tự lc văn đoàn. Đó là lòng yêu nước (khởi đầu của ý thức dân tộc) tiểu tư sản như các nhà lý luận Mác xít nhận xét. Sau 1975 một số đảng viên từ Bắc vào, từ rừng ra lắc đầu: phong trào đô thị quả là phức tạp. Những người ấy giác ngộ chủ nghĩa Mác thì ít mà mang tâm tình, ý thức yêu nước tiểu tư sản tham gia cách mạng thì nhiều. Chính thành phần này khi có điều kiện sẽ mạnh lên đưa đảng Cộng sản đến gần với lợi ích dân tộc. (tìm đọc Các hồi ký của các nhân vật liên quan: Hồ chí Minh, Võ nguyên Giáp, Trần Độ, Tô Hoài, Hoàng Cầm…)

(2)Thành phần thứ hai được rèn luyện chủ nghĩa rất bài bản, có ý thức đảng rất cao (tính đảng): tổng bí thư Trần Phú (học ở Liên xô) với khẩu hiệu nổi tiếng “trí, phú, địa, hào đào tận gốc trốc tận rễ”. Khẩu hiệu khét tiếng đó một thời được cho là mang đậm màu sắc Mác xít. Xem xét kỹ thì bên trong cái vỏ Mác xít có cái ruột nông dân đói nghèo triền miên.

(3) Thành phần thứ ba, đại bộ phận là nông dân nghèo ở nông thôn, thợ thuyền trong các nhà máy, công nhân hầm mỏ (công nhân nhà máy, hầm mỏ thuộc loại này vì tuy họ là công nhân nhưng tuyệt đại bộ phận gia đình họ lại sống ở nông thôn hoặc trong các khu ổ chuột ở các thành thị làm nhiều nghề mưu sinh khác nhau). Tuy đủ thành phần như thế nhưng nhìn chung bản chất vẫn là bần cố nông. Tạm xếp loại đảng viên này là thành phần mang đậm Ý thức làng (xã) - Trong đó lẫn lộn ý thức họ tộc, ý thức vùng miền…Cái vỏ bọc cho các loại ý thức đó là ý thức đảng (quan điểm, lập trường Mác xít, tính đảng). Trong cơ cấu tổ chức nhóm quyền lực chóp bu hiện nay cũng cho thấy đặc điểm vùng miền khá rõ. Có người nói: có lẽ trời sinh ra người Việt ba miền có ba khả năng khác nhau. (Tìm đọc chương: Tầm văn hóa thấp của trào lưu Cộng sản trong tiểu luận Chia Tay Ý Thức Hệ - Hà sĩ Phu - Đà lạt Việt nam (tên thật, Nguyễn xuân Tụ, tiến sĩ ) trên một số web site.

Tôi không dùng từ giai cấp vì nhận định sau đây của học giả Nguyễn hiến Lê về giai cấp tôi cho là phù hợp với Việt nam. Ông viết: ”… định nghĩa dưới đây trong Le 18 brumaire de Louis Napoléon-tức Napoléon III)(của Karl Marx), rõ ràng đầy đủ nhất (lược bỏ phần tiếng Pháp)…”Khi nào có nhiều triệu gia đình sống trong những điều kiện khiến cho từ lối sống đến quyền lợi, văn hoá của họ đều cách biệt với lối sống, quyền lợi, văn hóa của các giai cấp khác, và họ sinh ra tương phản, thù nghịch với những giai cấp khác đó, khi nào như vậy thì những gia đình đó họp thành một giai cấp. Khi nào chỉ có một sự đoàn kết tổng quát giữa các tiểu nông với nhau mà sự đồng quyền lợi của họ không tạo nên sự thống nhất, đoàn kết dân tộc, cũng không tạo nên một tổ chức chính trị, khi nào chỉ như vậy thì họ không thành một giai cấp”(tr.41-42)”. …Theo định nghĩa đó thì nông dân Việt nam từ xưa tới năm 1945 chưa bao giờ thành một giai cấp cả…Công nhân cũng vậy…chưa bao giờ thợ thuyền Việt chống tư bản Việt;các nhà tư bản Việt như Bạch thái Bưởi ở Bắc,Trương văn Bền ở Nam, nhỏ quá, đâu đã làm mưa làm gió gì được?

Tôi cũng không thấy có thành phần nào tham gia cách mạng với ý thức dân tộc mạnh mẽ, rõ ràng (theo cách hiểu ý thức dân tộc là ý thức của người dân về cộng đồng người chung sống trên một lãnh thổ, bình đẳng và chia sẽ quyền làm chủ đất nước, mỗi chủ thể là công dân có quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm như nhau được pháp luật công nhận, bảo vệ, ý thức về một cộng đồng người trong một quốc gia có nhiều chủng tộc, nhiều tầng lớp, tín ngưỡng, tôn giáo,chính kiến là cùng một dân tộc). Người ta tham gia cuộc kháng chiến, có thể có hoài bảo, ước mơ về một dân tộc Việt nam thống nhất dân chủ độc lập phú cường (nhân tố biến thành ý thức dân tộc nếu có thêm các điều kiện cần có) và chỉ là hoài bảo, ước mơ thôi.

Theo định nghĩa sau đây: “Ý thức là: Hình thức cao của sự phản ánh của thực tại khách quan, hình thức mà chỉ riêng con người mới có. Ý thức con người là cơ năng của cái “khối vật chất đặc biệt phức tạp, mà người ta gọi là bộ óc con người”…Người ta quan niệm ý thức xã hội là toàn bộ những tư tưởng, lý luận và quan niệm xã hội phản ánh những điều kiện của sinh hoạt vật chất của xã hội và phương thức sản xuất của cải vật chất…Ý thức con người hình thành trong quá trình hoạt động xã hội trong sản xuất, nó là sản phẩm của sự phát triển xã hội…Sự xuất hiện của ý thức gắn liền với sự xuất hiện của ngôn ngữ; ý thức và ngôn ngữ đều ra đời cùng một lúc. Sự hình thành của ngôn ngữ đã ảnh hưởng rất nhiều đến sự hình thành và phát triển của ý thức. Ngôn ngữ có âm thanh là một trong những lực lượng đã giúp cho con người phát triển ý thức và tư duy của mình…Vật chất, tồn tại là cái có trước so với ý thức; hiện tượng đó đã được chứng minh bằng sự việc là đến một giai đoạn phát triển nào đó của vật chất, của tự nhiên thì ý thức mới xuất hiện; bằng sự việc là những tư tưởng và lý luận cấu thành ý thức con người chỉ là sự phản ánh hoàn cảnh chung quanh vào bộ óc của con người; bằng sự việc là toàn bộ ý thức xã hội - tức là sinh hoạt tinh thần của xã hội – là do những điều kiện sinh hoạt vật chất, do phương thức sản xuất của cải vật chất quyết định. Sinh hoạt xã hội của con người quyết định ý thức xã hội của con người…Trong xã hội có giai cấp, ý thức xã hội của con người bao giờ cũng có tính giai cấp”. (Trích, từ Ý thức trang 344,Từ điển triết học,NXB Sự thật-Hà nội- 1957)

định nghĩa trên còn có chỗ tranh luận (duy vật, duy tâm…) nhưng căn cứ vào đó để xem xét thì xã hội Việt nam cho đến nay chưa xuất hiện cái gọi là ý thức dân tộc vì “trong xã hội có giai cấp (có đấu tranh giai cấp như đảng khẳng định) ý thức xã hội của con người bao giờ cũng có tính giai cấp (ý thức giai cấp, trong khi ý thức dân tộc là ý thức về dân tộc thống nhất không quan tâm đến ai thì thuộc giai cấp nào). Nhưng vì xã hội Việt nam không có giai cấp như Marx nói, vì vậy người Việt không có ý thức giai cấp. Các điều kiện khách quan cũng chưa có để người Việt có ý thức dân tộc. Hiện thực khách quan là gia đình, dòng họ, làng xóm, vùng miền (sau này càng rõ, nói là do người pháp nhưng đã hình thành từ thời Lê Trịnh Nguyễn và đảng Cộng sản tiếp tục công nhận(củng cố, phát huy): Cơ cấu 3 kỳ (Bắc, Trung, Nam) trong liên bang Đông dương thuộc Pháp: Nam kỳ, Trung kỳ, Bắc kỳ, Lào, Cao Miên (Campuchia) và (tôi nhớ không rõ và cũng không còn tài liệu): Hoàng triều cương thổ (Tây nguyên ngày nay). Hiện thực đó tất yếu hình thành ý thức làng xã, vùng miền (tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng). Người đảng viên Cộng sản tất yếu phải có ý thức làng xã, vùng miền. Cựu thủ tướng Võ văn Kiệt yêu cầu bỏ yếu tố vùng miền (thư gửi BCH TW đảng, diễn đàn BBC), một số trí thức có thâm niên đảng cũng nói yếu tố làng xã, vùng miền thực chất là độc tài, bè phái, phân tán quyền lực (đưa đến rối loạn xã hội - tìm đọc bài nói chuyện của cố vấn kinh tế Lê đăng Doanh với BCT đảng CS Việt nam trên một số WEB site). Nếu điều ấy có thực thì nhu cầu thống nhất của dân tộc đã tác động đến cái vỏ ý thức đảng của một số đảng viên cộng sản.

Nếu xem xét cơ chế quyền lực triều đình phong kiến Trung quốc, Việt nam và quyền lực cai trị ở làng xã Việt nam thì thấy rõ đó là thứ quyền lực không đầu (không có nguyên thủ). Ở Trung Quốc từ Tần Hán qua Minh Thanh đến Cộng hòa nhân dân đều có điểm chung: Không rõ quyền lực tối cao nằm ở đâu. Lịch sử Trung hoa cho thấy thế lực hoạn quan, ngoại thích, vũ trang thường khuynh loát triều đình. Sử gọi đó là loạn ngoại thích, loạn hoạn quan, loạn biên trấn (tướng ngoài biên có nhiều quân, thường buộc vua làm theo ý mình). Việt nam cũng vậy. Từ Ngô, Lý, Trần cho đến Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam cũng chẳng thấy rõ ai là nguyên thủ quốc gia. Xét quyền lực ở làng xã Việt nam thì Lý trưởng đứng đầu nhưng lại có hội đồng kỳ mục bên cạnh. Đó là một thứ lãnh đạo tập thể mà thực quyền nằm trong tay các thế gia vọng tộc (truyện Chí Phèo của Nam Cao cho thấy rõ tình trạng quyền lực không đầu đó). Vua Trần thái Tông sợ Trần thủ Độ hơn con sợ cha, nghe nói sau này có vị chủ tịch cũng biết nể sợ các ủy viên trung ương. Người nông dân (người dân nói chung) phải làm gì trong tình thế đó? Để không bị chèn ép thì người dân làng (xã) phải tìm cách xếp hàng sau các thế lực. Một cái làng con con vài mươi nóc nhà cũng có đến mấy phe phái. ”Phép vua thua lệ làng” còn nói lên quan điểm của quyền lực: chỉ có làng, không có nước, “chờ mạ thì má đã sưng”, “kêu trời không thấu”, (Vụ chia nhau ruộng đất hiện nay ở đồng bằng sông Cửu long-do báo chi phát hiện- chứng minh quan điểm đó). Tình trạng quyền lực ở làng xã như vậy thì người dân yêu làng hay yêu nước, hay yêu cái thế lực mà mình đứng trong đó? có thể sinh ra ý thức quốc gia, dân tộc được không? (Phần này nói về nhận thức, ý thức không liên quan gì đến tình cảm yêu mến, nhớ nhung, quyến luyến nơi chôn nhau cắt rốn, quê nhà, mồ mả tổ tiên, bờ ao, khóm chuối, bến nước, chiều về, đêm trăng làng quê, cô thôn nữ, tình bạn ấu thơ .v.v…mà ai cũng có. Đôi khi tình quê hương - nhớ làng quê được nâng lên thành lòng yêu nước). Khi nói:”Trên nói dưới không nghe” thì không nhất thiết là tất cả “dưới” đều không nghe “trên”. Vì lẽ “dưới”của ai thì chỉ nghe “trên” của mình thôi. Cũng như vậy, “không thể cách chức thuộc cấp” không phải là không thể, chỉ không thể với thuộc cấp của ai đó. Cuối cùng sẽ có một giải pháp “phải phép” cho các bên quyền lực để tạo lối ra êm đẹp đôi ba đường. Tham nhũng, làm bậy không trị được là vì vậy.

Thực chất là chính trị Á đông (có cả Nga ở trong đó) không có một học thuyết về quyền lực nhà nước hoàn chỉnh và luôn cải tiến (do tranh luận) cho phù hợp với sự tiến hóa của xã hội. Từ khi Khổng tử đưa ra học thuyết “thánh nhân trị nước do mệnh trời” từ trước Công nguyên thì mọi ông vua, mọi vị tổng bí thư đảng, các ông tổng thống đều là thánh nhân, thiên tử. Nguyên nhân là vì các xã hội ấy chưa bao giờ có tự do tư tưởng, tự do ngôn luận cả. Các vụ án chính trị (oan sai) về ngôn luận, học thuật từ trước đến nay ở Trung quốc cũng như Việt nam đều xuất phát từ quan điểm “dị chí”. Dị chí là không nghĩ như vua (thực chất là thế lực có thực quyền, thực lợi đằng sau ông vua), không nói như đảng (có lẽ cũng vậy). Không nói không nghĩ như vua như đảng tất là phản động, chống vua chống đảng. Đó là truyền thống văn hóa Á đông, cái mà quyền lực hiện nay ở Trung quốc và Việt nam (Nga cũng vậy, Bắc Triều tiên còn tệ hơn nữa) viện ra để thực hiện đổi mới cà nhắc. Ngày trước vua phán “dị chí” thì tru di tam tộc. Ngày nay đảng phán “diễn biến hòa bình”,”phản động” thì vô tù. Một xã hội không có hoạt động học thuật tự do thì văn minh tiến bộ thế nào được.

Học thuyết về quyền lực cai trị ở phương Tây nếu không có tự do tư tưởng thì cũng “đóng băng” như học thuyết quyền lực chính trị của Á đông. Có thứ học thuyết nào tồn tại đến hơn 2000 năm không đổi mà vẫn còn đúng? Học thuyết Mác Lênin thực chất là học thuyết về “tước đoạt”, phần nói về quyền lực cai trị thì rất hàm hồ. Quyền lực do giai cấp nắm giữ, đội tiên phong của giai cấp là đảng. Vậy quyền lực do đảng nắm giữ (tồng bí thư). Nhưng lại nói quyền lực cao nhất thuộc ban chấp hàng trung ương, tập thể lãnh đạo, đó là một thứ quốc hội của đảng. Bên cạnh lại có chính quyền có thêm một quốc hội của dân nữa (nhưng tuy hai mà là một). Hai quyền lực cai trị trong một quốc gia tất yếu sinh ra cục bộ, địa phương, bè phái, dòng họ, làng xã. Mô hình đó có gì khác với mô hình quyền lực làng xã? Có lý trưởng lại thêm hào mục (còn gọi là Kỳ mục, kỳ hào: những người giàu có, lớn tuổi ở làng) và các thế lực ngầm đằng sau. Xã hội sinh ra nhiều Chí Phèo là lẽ đương nhiên, rất tệ nếu Chí Phèo lại nắm quyền lực.

Nếu xét từ mối quan hệ ý thức – ngôn ngữ: “sự xuất hiện của ý thức gắn liền với sự xuất hiện của ngôn ngữ” (nói, viết) thì có thể nói ý thức dân tộc chỉ có thể sinh ra từ sau khi phong trào Duy tân-Đông kinh nghĩa thục ra đời (chưa đầy trăm năm tính từ 1907) sử dụng chữ quốc ngữ để dịch các sách về dân quyền, xã ước(Montesquieu,J.J.Rousseau…) từ tân thư của phong trào duy tân Trung quốc hoặc từ sách chữ Pháp (Ý thức dân tộc là từ Hán Việt). Vì xét thấy trong các sách sử, biện khảo quan trọng của Việt nam trong thời quân chủ chưa thấy từ đó xuất hiện (Đại Việt sử ký toàn thư, Đại nam nhất thống chí, Đại nam thực lục, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Lịch triều hiến chương loại chí, Vân đài loại ngữ…không có từ đó hoặc từ tương đương, vì không có ngôn ngữ viết ghi trong sách sử nên suy ra người Việt trong chế độ quân chủ, chuyên chính chưa có ý thức dân tộc). Ý thức dân tộc không phải là tình cảm dân tộc, tình đồng bào, lòng tự hào dân tộc, tự tôn dân tộc…Nhưng những thứ đó thêm một số định chế khác lại là tiền đề hình thành ý thức dân tộc thống nhất. Trong tiểu thuyết lịch sử Hoàng lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái - Nguyễn đức Vân, Kiều thu Hoạch dịch - NXB Văn học - 1987), sáng tác trong khoảng từ cuối Lê đầu Nguyễn mô tả tình hình đất nước cuối thế kỷ 18. Truyện có những đoạn đối đáp giữa vua tôi chúa Trịnh với vua Lê, Vua Lê với Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ cho thấy giới thống trị ngày đó không coi dân tộc Việt Nam là một, đất nước Việt nam là một, mà là nước An Nam, nước Tây sơn, nước Bắc hà, nước Nam hà.v.v. Cho đến nay cũng khó chứng minh được mọi công dân Việt nam đều có ý thức dân tộc mạnh mẽ .

Nếu định nghĩa ý thức là sản phẩm của tư duy trừu tượng, độc lập với hiện thực khách quan (duy tâm,duy lý) như tư duy trong môn toán cao cấp mà trong chế độ quân chủ, chuyên chính người dân đã có ý thức dân tộc thì xảy ra hai tình huống: 1.có trong ý thức nhưng chưa bao giờ nói ra công khai với người khác hoặc ghi lại bằng chữ nghĩa trong một tài liệu. Như vậy ý thức đó là của một vài cá nhân chưa trở thành ý thức phổ quát, thành ý thức xã hội, 2. Đã nói ra và có ghi lại thì nhất định bị buộc tội khi quân phạm thượng, nhẹ thì lưu đày viễn xứ, nặng thì có hàng trăm, có thể là hàng ngàn người ra pháp trường. Đó là tội tru di tam tộc vì có dị chí, muốn tranh giành quyền làm chủ đất nước với ông vua, dòng họ chịu thiên mệnh (tất yếu lịch sử?) cai trị đất nước.

Khi chủ tịch Hồ chí Minh nói: ”Nước Việt nam là một, dân tộc Việt nam là một” thì chứng tỏ Ông có ý thức dân tộc nhưng không nhất thiết người Việt nam nào trong thời điểm đó cũng có ý thức dân tộc vì hiện thực xã hội chưa đủ yếu tố để hình thành ý thức dân tộc trong mỗi người dân. Ý thức làng (xã) và các loại ý thức dẫn xuất của nó vẫn là ý thức thống trị, phổ biến trong xã hội Việt nam ngày nay, đặc biệt rất rõ ràng, sâu sắc trong đảng Cộng sản Việt nam. Xét toàn bộ vấn đề, có một loại ý thức khác đang lớn mạnh trong xã hội đó là ý thức vô chính phủ do quyền lực không có nguyên thủ sinh ra, ngự trị trong đảng và ngoài xã hội. Càng chuyên chính thì càng vô chính phủ. Tôi nghĩ đảng cũng đã thấy ra như vậy.

Nếu ngày nay có một cuộc nổi dậy nào đó tranh giành quyền lực cai trị với đảng Cộng sản bằng bạo lực và lật đổ thì đó vẫn là cuộc nổi dậy của nông dân mà tính chất của cuộc nổi dậy ấy là giống với tính chất của các cuộc nổi dậy (phong trào khởi nghĩa nông dân) trong lịch sử dân tộc Việt nam.

 

4/ Món nợ nông dân. Ở giai đoạn đầu và cả quá trình của cuộc vận động cách mạng, người Cộng sản nói gì với nông dân? Tổng bí thư đảng đầu tiên Trần Phú đưa ra khẩu hiệu hành động khét tiếng: ”Trí phú địa hào đào tận gốc trốc tận rễ” làm nhiều người kinh hoảng nhưng khẩu hiệu đó có thể hiểu nôm na là: ”cướp của nhà giàu chia cho người nghèo”. Đó là khẩu hiệu mà các phong trào khởi nghĩa nông dân trước đó thường dùng và thực hiện. Từ loạn 12 sứ quân cho đến các cuộc nổi dậy về sau đều làm vậy cả. Sau nạn đói kinh khủng làm chết 2 triệu người ở miền Bắc năm 1945 thì phá kho thóc của Nhật, của nhà giàu, địa chủ chia cho người đói đã tập hợp được đông đảo người tham gia cách mạng. Lời hứa của đảng với nông dân là: ”Cơm ăn, áo mặc,ruộng cày”.

Về cái gọi là bi kịch trí thức đi theo cách mạng. Sau 1954, nhiều trí thức đi theo cách mạng hoang mang vì chưa thấy đảng thực hiện dân chủ, tự do nên đã lên tiếng đòi tự do dân chủ. Phan Khôi viết trên Nhân văn giai phẩm: ”Nhược bằng bắt mọi người viết phải viết theo một lối với mình, thì rồi đến một ngày kia, hàng trăm thứ hoa cúc đều phải nở ra cúc vạn thọ hết” (theo: “Trăm hoa đua nở trên đất Bắc”, NXB Mặt trận bảo vệ tự do văn hóa - Sài gòn - 1959). Nhóm Nhân văn giai phẩm (Phan Khôi, Trần Dần, Phùng quán, Hoàng Cầm…) bị trừng trị thẳng tay do tin lời của đảng về tự do dân chủ. Sau 1975, nhiều trí thức Sài gòn ra khu kháng chiến hoặc tham gia phong trào đô thị, kẻ phải ra nước ngoài, người bị khai trừ khỏi đảng cũng vì phát biểu cùng giọng với Phan Khôi. Những dẫn chứng đó đưa đến kết luận tất yếu là trí thức đi theo cách mạng Mác xít thường phải gánh chịu bi kịch (Liên xô, Đông Âu,Trung quốc đều như vậy cả). Có người mỉa mai những trí thức tham gia 2 cuộc kháng chiến: Các anh(chị) lựa chọn hay quá. Bi kịch của trí thức hay bi kịch của ai? Ghi chú: Đảng nói chỉ có trí thức tiểu tư sản, hữu khuynh, bị lung lạc, không vững vàng thì mới bị “kỷ luật”, trí thức xã hội chủ nghĩa kiên định lập trường, quan điểm vẫn được trọng dụng. Như vậy những trí thức còn giữ các chức vụ trong đảng đều là trí thức có giác ngộ giai cấp, kiên định quan điểm lập trường cách mạng.

Cho đến tận thời điểm này, cuộc cách mạng của đảng đã giải quyết xong mục tiêu nào? Công bằng mà nói có một mục tiêu về cơ bản đã giải quyết được: Đói, áo mặc. Cái đói nghèo ngàn năm của người nông dân đã được thanh toán cơ bản về lượng (thiếu ăn nhưng hết đói?). Chỉ có mục tiêu đó thôi. Ba mươi năm đất nước thống nhất người nông dân mới hết đói về lượng cho thấy các mục tiêu cách mạng đặt ra là chưa giải quyết được. Có lẽ đảng cai trị còn muốn nhân dân hy sinh một thời gian nữa. Hy sinh bao lâu và với cách làm hiện nay thì có đến được độc lập - tự do - hạnh phúc không? Có thể giải thích là nhu cầu thời đại còn là miếng ăn manh áo, người nông dân đòi tự do dân chủ để làm gì khi ăn chưa no (lượng và chất), bệnh không có thuốc (một điều tra quốc tế mới đây cho thấy công bằng trong chăm sóc sức khỏe, Việt nam nằm nhóm dưới cùng). Bi kịch không phải là của trí thức, bi kịch lớn hơn là thuộc về nông dân, lực lượng đông đảo nhất đã hy sinh cho cuộc kháng chiến. Bi kịch ở chỗ nông dân còn nghèo mà nhiều đảng viên lại giàu lên kinh khủng (đỉnh và đáy cách nhau đến 13 bậc, tính bình quân, phấn đấu không còn hộ nghèo tức thu nhập bình quân đầu người đạt 3.000.000VND/năm, chưa bằng một tiệc nhậu nho nhỏ của các quan chức). Bi kịch ở chỗ nông dân bịnh còn thiếu thuốc, con cái bỏ học nửa chừng, vợ con phải bán thân nuôi miệng, còn phải làm tá điền cho những ông chủ đất kiểu mới mà đảng cứ một mực khẳng định cơ sở chính trị của đảng là liên minh công nông. Bi kịch của trí thức chỉ là hạt cát. Bi kịch của trí thức,của nông dân thực chất là bi kịch của cả dân tộc. Trong hoàn cảnh đó người nông dân Việt nam có ý thức gì?

Trước tình hình xã hội có sóng ngầm như vậy, tất yếu quyền lực cai trị thi hành chính sách dân tuý, mị dân (chủ nghĩa dân tuý: “Thể hệ tư tưởng tiểu tư sản duy tâm…Lênin đã định nghĩa chủ nghĩa dân túy như sau:”Nó đại biểu quyền lợi của những người sản xuất về phương diện họ là những người tiểu sản xuất,người tiểu tư sản”…Về cơ bản họ là nông dân cách mạng, kịch liệt phản đối bọn tự do; họ đi vào “dân chúng”(vì thế gọi là “dân tuý”)”.(Từ dân túy (chủ nghĩa) trang 183,Từ điển triết học, NXB Sự thật-Hà nội-1957). Chính trị dân túy, thoạt nhìn thì hình như là dân chủ mà thực chất là độc tài chuyên chính. Chính sách công hữu về ruộng đất, công khai là để nhà nước điều tiết ruộng đất, không để cho cường hào ác bá và người có tiền cướp không ruộng đất-là phương tiện chống đói nghèo của nông dân, rất hay, nhưng thực chất là xác nhận quyền không được làm chủ ruộng đất của nông dân. Quyền tư hữu tài sản (cốt lõi là tư liệu sản xuất) là cơ sở hình thành ý thức làm chủ xã hội. Có làm ông chủ (tài sản, tư liệu sản xuất) thì mới có ý thức làm chủ. Không có ý thức làm chủ thì người nông dân vẫn cứ là tá điền cho các ông chủ. Những ông chủ thực đang bốc lột sức lao nông dân tá điền hiện nay là ai?

Khẩu hiệu tập hợp nông dân cho cuộc cách mạng là ”người cày có ruộng cày” vẫn chưa thành hiện thực. Đó là món nợ người cày có ruộng. Một chính sách ruộng đất dân chủ thì phải khẳng định rõ: Người nông dân (người dân nói chung) có quyền tư hữu ruộng đất. Đó cũng là chính sách gắn nông dân với ruộng đất, là chính sách nông nghiệp phát triển bền vững, cũng là chính sách bảo vệ môi trường tốt nhất. Khi người ta làm chủ có cơ sở bảo đảm thì người ta mới làm chủ các vấn đề liên quan đến cơ sở đó. Chính sách ruộng đất công hữu, không xác định rõ ông chủ cụ thể sẽ hình thành ý thức làm ăn chụp giựt, kiểu ăn xổi ở thì. Cứ như vậy, Việt nam không có được nền sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững. Suy rộng ra là Việt Nam không thể phát triển bền vững nếu không xác định quyền tư hữu tài sản rõ ràng, trước hết ruộng đất phải là tài sản tư của nông dân. Công thức làm chủ: “đảng lãnh đạo,nhân dân làm chủ,nhà nước quản lý” nói quyền làm chủ đất nước là thuộc về nhân dân nhưng thực chất là trên đầu ông chủ này còn có ông chủ khác (đảng lãnh đạo), ông chủ này trong thực tế là “đầy tớ” của ông chủ lớn hơn. Không thể có hai ông chủ cùng lúc cho mọi đối tượng. Ông chủ có thực quyền loại ông chủ danh nghĩa ra khỏi ghế ông chủ. Đảng viên, cán bộ loại nông dân ra khỏi ruộng đất là lẽ tất yếu. Đấy chỉ là một dẫn chứng “dân tuý” nằm ở chỗ nào từ vị trí người nông dân. Ở những vị trí khác mà nhìn thì màu sắc “dân tuý” cũng cùng một kiểu.

Khái quát là đảng Cộng sản Việt nam còn mắc nợ nhân dân (cả người sống lẫn người chết) món nợ dân chủ. Khi người dân thấy trên đầu còn có ông chủ khác thì nhất định không thể sinh ra ý thức dân chủ, ý thức dân tộc, độc lập, thống nhất.

Các mô hình, khái niệm: kinh tế thị trường tự do, quyền tư hữu tài sản, dân quyền, nhân quyền, ý thức dân tộc, dân chủ đại nghị, quyền dân sự, phổ thông đầu phiếu, quyền tự do v.v…gộp chung lại ta có cái gọi là văn minh phương Tây. Văn minh phương Tây có tên gọi khác là văn minh Thiên Chúa giáo. Nền văn minh ấy làm cho phương Tây giàu lên, xã hội công bằng, văn minh. Công cuộc đổi mới lần thứ hai (duy tân, Âu hóa) như vậy không chỉ là trách nhiệm của đảng Cộng sản Việt nam mà chính là trách nhiệm của tất cả các bên cấu thành nền văn minh làng () (Có những tên gọi khác: truyền thống dân tộc, bản sắc dân tộc) và nhất định phải loại bỏ những yếu tố bảo thủ, cố chấp, xích xiềng trong cái gọi là bản sắc dân tộc (ý thức làng xã và các dẫn xuất của thứ ý thức ấy). Có người lo ngại cải tiến văn minh làng (xã) thì lấy gì chống ngoại xâm. Đó là lo âu có cơ sở, vậy ngày nay ngoại xâm từ đâu đến, làm gì để chống ngoại xâm? Chỉ có một nền chính trị dân chủ thực sự mới huy động được sức mạng toàn xã hội tham gia công cuộc Âu hóa (lần 2). Vì chỉ trong một nền chính trị dân chủ thực sự thì ý thức dân tộc mới phát sinh. Mỗi người dân Việt nam có ý thức dân tộc mạnh mẽ thì đất nước mới thật sự thống nhất, mới có sức mạnh tổng hợp. Đoàn kết dân tộc trong một đất nước còn nặng ý thức làng xã, vùng miền, họ tộc thì chỉ là khẩu hiệu mị dân (dân túy). Đổi mới với ý thức dân tộc mạnh mẽ chính là cuộc cách mạng mà nhân dân, đất nước Việt nam cần có.

-------
Tài liệu đọc thêm: bộ 3 cuốn: 1. Cú sốc tương lai, 2.Thăng trầm quyền lực 3. Làn sóng thứ 3 của nhà tương lai học người Mỹ Alvin Toffler. Hai cuốn trên do nhà xuất bản Thông tin lý luận, Hà nội dịch
, ấn hành, cuốn sau là tài liệu lưu hành nội bộ.

Trần minh Thảo


LÝ LUẬN    VĂN HỌC    BÌNH LUẬN    PHỎNG VẤN    VỤ ÁN LIÊN QUAN    NHÓM ĐÀLẠT    TIỂU SỬ