LÝ LUẬN     VĂN HỌC     BÌNH LUẬN     PHỎNG VẤN     VỤ ÁN LIÊN QUAN     TIỂU SỬ

"Sau mấy chục năm được nhà trường xã hội chủ nghĩa trau dồi bao nhiêu tri thức về khoa học tự nhiên, về triết học Mác-Lê, về chính trị ... thì bây giờ các chi bộ lại không còn coi chúng tôi là thành phần công nông gần đảng nữa mà chuyển thành tầng lớp trí thức tiểu tư sản bấp bênh ! Trở thành kỹ sư, tiến sĩ, giáo sư ... thì lại xa đảng hơn lúc chưa đi học !. Nghĩa là trên thực tế thì chất Đảng ngược chiều với chất trí thức ! Đó là điều nghịch lý".....Dắt Tay Nhau, Đi Dưới Tấm Biển Chỉ Đường của Trí Tuệ - Hà Sĩ Phu 1988

"Khẳng định vai trò quyết định của tự do và phát triển không có nghĩa là khi có hai điều kiện ấy thì tự khắc sẽ có Bình đẳng và Bác ái mà không cần đến hoạt động khuyến thiện và nỗ lực tranh đấu của con người. Không thể lấy khát vọng thay cho qui luật, nhưng khát vọng đúng sẽ xúc tiến nhanh qui luật...." Đôi Điều Suy Nghĩ của Một Công Dân - Hà Sĩ Phu 1993

"Mọi hoạt động Tranh đấu của con người từ cổ chí kim , không có gì ra ngoài ý nghĩa của chữ QUYỀN CON NGƯỜI. "Quyền Con người" ngày nay đã trở thành vấn đề toàn cầu không nước nào có thể lẩn tránh, điều ấy đánh dấu một bước trưởng thành khổng lồ của văn minh nhân loại. Ở đâu có áp bức bất công, ở đâu con người bị đối xử phi lý đều có thể tìm nơi "Quyền Con Người" một điểm tựa để tranh đấu, ít nhất cũng là điểm tựa tinh thần. Mặt khác. từ ánh sáng chung nhất về "Quyền Con Người", con người có thể nhìn lại những trào lưu Tranh đấu của mình một cách có cơ sở khách quan, khoa học và sáng suốt hơn..." Chia Tay Ý Thức Hệ - Hà Sĩ Phu 1995

RFA phỏng vấn Tiến Sĩ Hà Sĩ Phu

RFA phỏng vấn Tiến Sĩ Hà Sĩ Phu: Sự ngụy biện này là xúc phạm sự thật và xúc phạm lý trí của con người


RFA Phần I: 2005/06/22 21:00

RFA  interview with Dr Ha Si Phu  

Introduction: Dear listeners, at the press conference in Seatle, U.S.A.,  Prime Minister Phan van Khai stated that the political prisoners were put  in jail only because they had violated law, not because there is no  freedom of thought and religion and democracy in Vietnam. Dr. Ha Si Phu ,  the most respected democrat in Vietnam, said: " violating the law is  punished by any country. By my own experiences and those of my friends'  friends , this sophism is violating the truth and the human reason."  Please listen to the  first part of the interview between Dr. Ha Si Phu and Mr  

Viet Hung of our Radio Station.  From Dalat city, Mr Ha Si Phu said:  

[Doi Thoai Editor: Doi thoai has transcribed the interview from the radio  programs of RFA. Since we listened to the interview in Vietnamese and copied  the words  with  shorthand scripts, if there are any mistakes, we ask for  forgiveness from the author, the readers and radio RFA . Please refer to the  original radio broadcast to correct the mistakes before using this  translation.]  

Part I  

Dr Ha Si Phu: The majority of Vietnamese in and out of Vietnam are paying  close attention to the tour of the Prime Minister Phan Van Khai in the  United States. Primarily, in terms of formalism, Khai's tour is a historic   event. It is the first time a top representative of the Vietnamese  communist government has ever visited a former enemy country. Ironically,  this former enemy will decide whether or not Vietnam would become a member   of the World Trade Organization (WTO).    Whether or not this visit will  achieve the so-called historic mission, it's not a simple task. One  wonders with the current external and internal policy, would the  Vietnamese Communist Party be able to successfully change itself in order  to meet this newly challenging situation in which the civilization of  humanity is at stake? How sincere is this transformation, or is it just a  tactical bending under pressure to temporarily avoid the conflict? Such  tactics have been seen by the people often in the past!  

Viet Hung: So, do you mean the economy is the main goal of this trip?

Dr  Ha Si Phu: As I understand, many people still pay attention to the  economy. Since the economy is a the fundamental factor for the country's  strength, a strong economy will make other things shape up. I also wish  that Mr Khai would gain as much as he can in the economic affairs.  However, I think that the strong economy is not the sole factor for the  stable country, but the political and social factors are the ones that  make the economy strong and the country stable. If the economic  cooperation is not based on the correlative changes in politics and  society, the economy will not be sustained and durable, and as such it may   lead to unwanted consequences.  

Viet Hung: Dear Sir, there is a rumor that  30    years after the war ended on  April 30, 1975, it is  enough  to forget the past. Do you ever think that  Vietnam completely forgets the past?  

Dr Ha Si Phu: I think that the decisive factor of Khai's trip is whether  he achieves the so-called historic result or not. Please let me expand  this opinion further. I mean that there are three very important  sociopolitical issues that will determine the result of his trip. Firstly  the problem of democracy. As you know, regarding freedom of thought, the  government keeps saying that we have democracy and we does not imprison  anyone because of their religious faith or political opinions. I remember  that in the interview yesterday at noon Mr Khai said that. And he also  said that he put in prison only people who violated the law. And, of  course, violating the law is punished in any country. By my own  experiences and those of my friends, this sophism is violating the truth  and human reason. Simply, once you have outlawed the exchanges of opinions   and thinkings, the act of exchanging opinions and thinkings will be  considered as a crime. Therefore, the country does not have democracy  because of these kind of uncivilized laws.  These uncivilized laws need to   be changed. Those who publicly express opinions like me, or like Mr Hoang  Tien, in US people do not mind, but in Vietnam, they would have their  phone line cut off and their living being put in jeopardy. Isn't it true?  Not to mention to persecution and oppression taking place daily as a  result of these uncivilized laws, by that, these laws need to be revised  and changed. I think it's time for Mr. Khai not to use anymore such a  sophism in his rhetoric. Regrettably, he has already used it in the recent   interview!  Now, talking about democracy. Our Communist Party always keeps saying that   we already have Freedom of Press. Let us take the case of Mr. Nguyen Thanh   Giang and Mr. Pham Que Duong who are currently asking a permit for  publishing a newspaper. If that were to happen in the U.S.A., for sure  these two men would get the permit. If somebody is still in doubt, let him  ask Mr Bush whether or not in his country,when people such as Mr. Thanh  Giang and Mr. Que Duong ask the permit to publish a newspaper, will they  be allowed to do so? Of course, they will be allowed. And Mr. Khai can ask   Mr. Bush whether his own Republican Party has any prohibition such as the  19 prohibitions of the Vietnamese Communist Party applied to its members.  That's just for a comparison to show that not all countries in the world  limit the civil rights as Mr. Khai said. I think that if Mr Khai keeps  defending his obsolete opinions, nobody will listen to him anymore. In  fact, the two issues as mentioned above prove that there is total totally  lack of democracy, in order not to mention the other issues that have the  same problem because they originated from the Marxist-Leninist communist  party that has absolute power above its people and congress.  

Viet Hung: And what's the second issue?  

Dr. Ha Si Phu: That's the problem of national reconciliation. As you know  one of the major goals of Mr. Khai's trip is trying to get support from  the Oversea Vietnamese community. I would like to bring up some facts  concerning this kind of reconciliation. Before Mr Khai made such a  historic trip, a very inhumane revenge happening in the past was the  demolition of the memorial monument on the Pulau Bidong Island.  This  Memorial is to remember our own Vietnamese victims who died on the sea  trying to escape from the Vietnamese Communist regime and to show our  gratitude to the humanity of the sponsoring countries. Ironically, we want   to have a reconciliation with them while we demolish their trust!  Demolishing this monument is like demolishing the ability of  reconciliation of our nation. Then another incident on the recent  celebration of April 30, 2005, in one press conference, Mr Kiet made a  statement that proudly mentioned the two important achievements. Of  course, he spoke on behalf of the Vietnam Communist Party. Firstly, the  incident of April 30 brought joy to millions of Vietnameses and likewise  it also caused sorrow to other millions. Secondly, he said that the war  ended was the victory for the North, and we knew that the whole cabinet of   the government lead by Mr Duong van Minh that day already opened the gate  of Doc Lap Palace waiting for winning communists coming in.  That means that the tank we saw in the television crashing into the gate  of Doc Lap Palace was just a show for a propaganda. If this story of the  gate already opened gate is true, it is a very interesting event in our  history. The wide opening gate is a symbol of reconciliation from the  South, while the action of crashing into the gate represents a hatred from   the North.  So again, if it is true the gate was already opened, this  would be a beautiful thing in our history that showed that the South was  ready for reconciliation as the beginning.  True or not, in the political propaganda one still see the image of a  communist tank crashing into the Doc Lap Palace's gate. If we can learn  from our ancestors to forget hatred in the past and open our hearts to one   another, there would not have been demonstrations against the current  government as it is happening now in the U.S.A. Therefore, to answer Mr.  Viet Hung's question about our reconciliation ability. I think the basic  thing is that if we keep persisting in the hatred while trying to promote  the reconciliation, it will make the issue more complicated. Aother story  about this kind of reconciliation is our defense of reconciliation with  Mr. Nguyen cao Ky.  I think it is not a bad idea. However, if we  reconciled with the one who dropped bombs on us, and while we determinedly   put in jail the dissidents such as Mr. Nguyen Khac Toan, Mr. Pham Hong  Son, Mr. Nguyen Vu Binh, who never dropped bombs on us but only dropped  new ideas calling for democracy to the current government. This type of  government actions is completely contradictory to each other, then, how  can we call for the reconciliation with another side? Especially, the  overseas Vietnamese communities.  

Viet Hung: You have talked about two issues, what's about the third one?

Dr Ha Si Phu:  As long as people still believe in  Socialism and Communism, its  traditional foreign policy is always close to our communist socialist brothers.  Then if we have no choice, we have to make alliance with a  capitalist country  which, normally, is not considered as  a friendly country.  Now, we are trying  to ask     the U.S.A., a leader of the capitalist countries and our former enemy,  to help us help us be  accepted into the World Trade Organization (WTO.) There  are different ways to become a member of WTO, not just only  one way through  the U.S.. I don't think U.S. has an ability to help us achieve these  two  opposite issues. Therefore we must correct our fundamental problems before   asking help from the U.S.  

Viet Hung: You have been listening to the first part of the interview with   Dr Ha Si Phu from Da Lat, Vietnam.  Please continue to listen to the  second part of this interview in the next broadcast program.   

Part II  

Viet Hung: Dear Doctor, in order to continue the talk from the last  broadcast, people say that the changes in the Vietnamese economy have to  be commended, while on the contrary, the changes in politics and  especially in the areas of human right and of religion freedom are  reprochable. For the realities in Vietnam, what is your opinion about  these subjects?  

Dr Ha Si Phu: Yes, all know that there is a strict relation between social   economy and social politics.  But there is a question: which is more  essential and which is the basis for the other? Many people accept the  economics and the properties of economy. In Vietnam Marxism-Leninism took  the economy as the base, stating that what we have not yet planned will be   accomplished later. Let's try to improve our economy, that is very good.  Then the economy will open other things. I think that it is not so simple.   I give an example to check whether our economy is really better than the  other things.  I dare think this way and don't know whether it's right or wrong, now  someone gets terribly rich, so that he is even richer than foreign  billionaires. But when I observed it closely and asked opinions of my  friends, we concluded that the wealthiest ones did not profit from their  production but from the sale of land. The wealthiest properties come from  land sales. They just sold land for money but they produce nothing, that  is why the economy has not been changed at all. Then the money obtained  from land sales is not money derived from economy development.  In addition, in some area of North Vietnam, economy development generates  much production. According to my opinion about the economy, we should not  evaluate it so subjectively as it seems to be. That means if we look at  the exposition halls, the production buildings, the 5 stars, 3 stars  ....services , all these are not sufficient to prove economic development.   Firstly for the majority of people, poverty is still rampant, everybody  used to win their daily bread very hardlySecondly the sites so-called  economy development are, we should evaluate them as "fictitious  prosperity" , that would sadden one. So-called wealthy but in reality that   wealth gets originates from land sale, not from production. That is why,  in the economic point of view , there is nothing optimistic. But we should   agree that there is a little more progress than the past. That's is even  too clement to admit that.  But my opinion, I think that if there is no fundamental foundation for  politics and society, the economy will develop to a certain level and then   it will generate by itself in contradictions. The stories about politics  and socialism are talked by many party members, by high rank party members   such as Mr. Vo van Kiet, Mr Le dang Doanh , the Mr. Vice President of  Senate Office Tran quoc Thuan,and many others Most of them agreed that the   first is to cut off the socialism, so that nothing is left, then to get  rid of the Marxist-Leninism orientation, to find by ourselves, to get up,  to tell each other, to unite and to find our way to follow, our whole  nation together.  So, I think the political society is the radical problem, we have not yet  solved this very one, for everybody in our society nowadays almost agrees  that by lack of a solid political root, after a very small leap in  economic progress, our society is now in such a tremendous degradation  that never before has our society is become so terribly fraudulent as now.   That is why I think concerning these two faces, the fact that our society  does not adapt itself to our actual economy is very true. For me, I think  that not only the social politics must go after the social economy, but it   must go before in order to form a base. But the statement that the economy   must start first, then the politic will be in consultation after, it is a  unscientific solution.  

Viet Hung: Concerning the PM Phan van Khai's actual trip to the U.S., he  hopes the U.S. will proclaim its support for Vietnam entering the WTO, but   if this hope does not come true, will this hope generate the politic  integration and revolution process that Mr Khai, one of the reformists is  wishing to perform?  

Dr Ha Si Phu: For the long term, Vietnam's entering the World Trade  Organization does not decide its survival, the development of the whole  country and all its citizens. It must be our internal competence. Having  this or not, that is a question. About the present situation , entering  WTO is also important, but I wish that Mr Bush on the one hand must  overcome the economic or the universally political interest of U.S., on  the other hand would understand better Vietnam so that when he supports  and helps economically, included his helping Vietnam to enter the WTO; and   he should talk about Vietnam's weakness more carefully and more decidedly.   That's the way. For only after correcting that can we go ahead more  solidly. Firstly the relation between Vietnam and US will be more  tightened. Secondly, this relation will improve the US's economy, and at  the same time, in my opinion, the U.S.'s military affairs. By doing so, we   can get rid of the possible dependence of the powerful country in our  north. In my opinion, I pay close attention to democracy, but economic  development in such a way is also my wish and deserves my support.  

Viet Hung: Dear Doctor Ha Si Phu, 30 years after the war end, 10 years  after the Vietnam-US relation, would we go together hand in hand under the   direction-board of integration?  

Dr Ha Si Phu: Firstly, our going together hand in hand under that  direction-board means our heart opening. But a commentator abroad on the  Free Asia radio said that in this integration, the victor must stretch out   his hand first. I think that our Vietnamese government realized that also,   that's why, this one sometimes seemed to do that first. But the question:  is your hand a trustworthy one when people shake it ? For there is a lack  of something more concrete to do. I just talked with you about the story  concerning the propaganda on April 30 1975, the relation between North and   South, the demand to demolish the Memorial in Pulau Bidong. All these  things are foolish. I wish that this trip would make some progressive  steps. But I think this step is not at all a fundamental or a big one.  However the more steps ahead the better. And I believe that this time the  bond would be more tightened and would help the Vietnamese Government see  better the very truth, that if we wish to unite the mass of millions of  people abroad we must make more fundamental mutations in ourselves.  

Viet Hung: Yes, Dear Dr, before ending the talk, do you want to say  something to the listeners who are following the talk of today?  

Dr Ha Si Phu: Before finishing my talk, I have some opinion that for  the whole  society I talked about three subjects. But in reality, I  think that I pay more  attention to  the second subject about the integration . We must demolish  really all the separation walls, now that there is no more division between  North or South Vietnam, that means Republic or Communist, inside or outside  Vietnam. I think we must demolish these separation walls. Now if there is any  division, this should be the fact that whether or not you want the sincere   reconciliation to rebuild the country? And wanting the integration and  reconciliation means democracy. That is it! If there is no democracy, nobody  will go with you in order to be integrated in you. I wish that all borders   inside or/and outside be deleted. Therefore  today I am  talking with the radio  Free Asia and a lot of          people can hear our talking,  either inside Vietnam,  either outside, or  people  of the communist organism in Vietnametc ...I think  we should be united. Only as soon as the separation wall is demolished, will  succeed the hope of reconciliation and integrationin order  to perform a Great  Cause for our people.  

Viet Hung: Yes, thank very much, Dr. Ha Si Phu.  

www.doi-thoai.com  

 

Ha Si Phu - Biologist   

Penalty: House arrest, past imprisonment

Location: 4E Bui Thi Xuan, Dalat, Lam Dong, Viet Nam (4E Bui Thi Xuan Street, Dalat, Lam Dong province, Vietnam) Telephone: (84-63) 823-510 (disconnected April 1997)  

Born April 22, 1940 in Bac Ninh province in northern Vietnam, Ha Si Phu is the  pen name of Nguyen Xuan Tu.  A

 biologist by training, Ha Si Phu completed his post-graduate work in  Czechoslovakia. Upon returning home, he worked at the Vietnam Institute of   Science and distinguished himself by adhering to scientific methods in  research. As he moved up the academic ladder, eventually holding the post  of vice-director at the Vietnam Institute of Science in Da Lat City, Ha Si   Phu was invited to join the Vietnamese Communist Party. His refusal to  apply for Party membership caused his early retirement.  With his scientific interests stymied, he turned toward the study and  analysis of social problems. In September 1988, Ha Si Phu penned "Hand In  Hand We Go Under the [Direction of] Intelligence." The essay, circulated  among close friends, methodically dissected socialism under the current  communist regime and pointed out its many contradictions. This ten-page  discourse eventually made it to the Politburo of the Vietnamese Communist  Party, sending shock waves through the leadership. Over the next two  years, no less than thirty commentaries in the official media attacked the   article and its author. He subsequently wrote two more influential essays:   "Reflections of a Citizen" (1993) and "Farewell to Ideology" (1995).  

In December 1995, Ha Si Phu was arrested while visiting relatives in  Hanoi. While riding his bicycle in the street, authorities staged an  accident and took his knapsack. He was charged, several days later, with  "stealing state secrets." The Vietnamese government jailed Ha Si Phu  without trial for over eight months and on August 22, 1996, in a  closed-door trial lasting half a day, formally sentenced him to one year  in prison.  On December 4, 1996, under intense pressure from the international  community, the Vietnamese government released Ha Si Phu. In an interview  with the overseas press shortly afterwards, Ha Si Phu vowed to continue  the quest for truth and justice in Vietnam. Authorities responded with  various harassment tactics, such as termination of telephone service,  interrogation, and economic isolation. In addition, the government issued  a decree in April 1997 forbidding Ha Si Phu and other dissidents from all  outside contacts, particularly with foreign reporters.  Ha Si Phu formally protested his treatment in an open letter with two other  dissidents to the National Assembly, dated April 10, 1997: "When our  Constitution stated citizens had their right to the freedom of thought, freedom  of expression, it must have meant people had all the freedom to write and speak  out their private thought." Ha Si Phu is currently under house arrest. His   family faces severe psychological harassment

Giới thiệu:

Thưa quý thính giả, tại cuộc họp báo ở Seattle, thủ tướng Phan Văn Khải nói rằng những người tù chính trị tại VN bị bắt, giam cầm  là vì vi phạm pháp luật chứ không phải VN không có tự do tư tưởng, tôn giáo và dân chủ. Phản ứng về lời phát biểu đó, tiến sĩ Hà Sĩ Phu, một nhà dân chủ hàng đầu của VN cho rằng bằng sự trãi nghiệm của bản thân và kinh nghiệm của bè bạn thì ông thấy sự ngụy biện đó là xúc phạm sự thật và xúc phạm lý trí của con người.

Mời quí vị theo dõi phần đầu cuộc trao đổi với nhà dân chủ Hà Sĩ Phu với Việt Hùng của đài chúng tôi.

Từ Đà Lạt, ông Hà Sĩ Phu lên tiếng:

 Tòa Soạn Đối Thoại : Đối Thoại đã sao chép bài phỏng vấn từ các chương trình phát thanh cuả RFA. Trong mục đích gởi đến độc giả các bài phỏng vấn bằng dạng viết thật nhanh, nếu có sự sơ sót , xin tác giả , độc giả và đài RFA thông cảm. Mời độc giả nghe lại buổi phát thanh để hiệu đính các chỗ sai trước khi xử dụng.

TS Hà Sĩ Phu: Tôi cũng như mọi người dân Việt Nam ở trong nước và ngoài nước hiện nay đều rất quan tâm đến chuyến đi của thủ tướng Phan Văn Khải. Trước hết  xét về tính cách bên ngoài, về mặt hình thức thì đây đúng là một chuyến đi lịch sử. Nó là chuyến thăm đầu tiên của người đứng đầu chính phủ CSVN sang thăm một nước cưụ thù mà lại chính là nước quyết định khả năng của mình vào tổ chức quốc tế WTO. Nhưng chuyến đi có thực hiện được sứ mệnh gọi là lịch sử ấy hay không và thực hiện đến mức độ nào, thì còn đứng trước những thử thách không đơn giản. Cái chính là đường lối đối nội và đối ngoại của đảng CSVN có những thay đổi căn bản gì hay không để tương ứng với cục diện mới đó, cục diện mới  của văn minh nhân loại. Và sự thay đổi ấy là thực tâm đến mức độ nào? Hay vẫn chỉ sự uyển chuyển của sách lược như vẫn diễn ra trong quá khứ.

Việt Hùng: Như vậy phải chăng tiến sĩ muốn nói đến yếu tố kinh tế là trọng tâm trong chuyến đi này hay sao?

TS Hà Sĩ Phu: Tôi biết nhiều người quan tâm đến kinh tế. Bởì vì vẫn coi kinh tế là nền tảng, kinh tế đi trước rồi sau này mọi thứ nó thay đổi theo. Tôi cũng mong ông Khải được thu hoạch được thật nhiều về kinh tế. Song tôi thấy kinh tế chưa hẳn đã là nền tảng đâu. Mà những yếu tố chính trị và xã hội mới chính là nền tảng cho kinh tế. Nếu sự hợp tác kinh tế mà không đặt trên cơ sở tương thích về chính trị ,văn hoá, xã hội thì kinh tế cũng không phát triển lâu dài được, và không bền vững được, mà có khi còn dẫn đến kết quả không mong muốn nữa.

Việt Hùng: Thưa TS trong khi dư luận thì cho rằng 30 năm kể từ khi sau chiến tranh kết thúc ngày 30 tháng 4 năm 75 là thời gian quá đủ để quên đi quá khứ. Liệu VN đã hoàn toàn gác lại quá khứ hay chưa ạ?

TS Hà Sĩ Phu: Tôi nghĩ rằng chính yếu tố ấy  quyết định chuyến đi của ông Khải có đạt được kết quả lịch sử hay không, hay là hạn chế, là ở chỗ ấy.

Cho phép tôi được triển khai ý vừa rồi. Tôi nói rằng có 3 vấn đề Chính trị Xã hội rất quan trọng mà nó quyết định kết quả của chuyến đi.

Thứ nhất là chuyện Dân chủ. Tôi thấy như thế này: Về vấn đề Tự do tư tưởng ta cứ nói là ta rất dân chủ , không hề bắt bớ giam cầm bất cứ ai vì chuyện tín ngưỡng hay chính kiến cả. Tôi nhớ trong cuộc họp báo 12 giờ trưa hôm qua ông Khải có nói thế. Mà ông nói rằng họ bị bắt là vì họ vi phạm luật pháp,mà vi phạm luật pháp thì nước nào chẳng phải trừng trị. Bằng sự trải nghiệm của bản thân và kinh nghiệm bè bạn thân của tôi, tôi thấy sự Ngụy biện này là xúc phạm Sự thật và xúc phạm Lý trí của con người. Bởi vì rất đơn giản, một khi anh đã hình sự hóa những sự trao đổi về quan điểm và về tư tưởng, nó vốn là sự trao đổi về quan điểm và tư tưởng thôi nhưng hình sự hóa nó, thì tự nhiên sự trao đổi tư tưởng ấy nó biến thành phạm pháp, chứ có gì đâu là lạ. Cho nên mất dân chủ chính là ở thứ luật pháp đó. Phải sửa ngay luật pháp đó. Những người phát biểu như tôi hay như ông Hoàng Tiến thì ở Mỹ xem có ai người ta gây phiền không, người ta cắt điện thoại, và người ta gây khó khăn về đời sống không?

Chưa kể rằng rất nhiều sự đàn áp và khống chế còn vượt lên trên cả cái thứ luật mà vốn nó đã thiếu dân chủ rồi. Tôi nghĩ rằng đã đến lúc ông Khải không nên nói cái câu Ngụy biện ấy nữa. Nhưng tiếc rằng trong cuộc họp báo vừa rồi ông lại nói cái câu ấy mất rồi!

Tôi nói tiếp về chuyện dân chủ. Đảng ta cứ khăng khăng rằng ta đã có tự do báo chí. Thế bây giờ  ông Nguyễn Thanh Giang và ông Phạm Quế Dương xin ra báo đấy, nếu là Mỹ thì đương nhiên hai ông ấy được ra báo rồi. Nếu không tin ông Khải cứ hỏi thử ông Bush xem ở nước ông như ông Thanh Giang, ông Quế Dương xin ra báo thì ông có cho ra không?”. Đương nhiên họ được ra chứ. Và ông Khải cứ thử hỏi ông Bush xem là đảng Cộng Hòa của ông ấy thì có điều cấm kỵ gì giống như là 19 điều cấm của Đảng CSVN đối với đảng viên của mình không? Để so sánh ngay thôi, chứ ông đừng nói là ở nước nào nó cũng thế cả.

Tôi nghĩ rằng nếu ông Khải cứ kiên trì quan điểm cũ thì cũng khó lòng gây niềm tin cho người nghe được. Thật ra hai điều tôi dẫn chứng ấy để nói về sự còn thiếu dân chủ, cũng như những điều khác nữa, thì tôi thấy có cùng nguyên nhân là chế độ đảng trị Mác Lê Nin thôi.

Việt Hùng: Như vậy vấn đề thứ hai là gì ạ?

TS Hà Sĩ Phu: Là vấn đề hòa giải dân tộc!. Bởi vì nó là một trong những mục đích trong chuyến đi ông Khải lần này, là muốn hòa giải với khối người Việt di tản lớn nhất. Tôi chỉ xin lấy một vài sự việc mới đây, có liên quan đến sự hòa giải này.

Trước khi ông Khải làm một chuyến đi lịch sử như thế thì lại để xảy ra một việc rất  thất nhân tâm là việc phá bức tượng đài kỷ niệm ở đảo Pulau Bidong. Bức tượng đài này để tưởng nhớ các nạn nhân là người Việt Nam máu mủ của mình bị chết, thứ hai là để cảm ơn sự nhân đạo của các nước bạn. Thế mình lại chủ trương đàm phán với người ta để phá cái đó đi. Đập vỡ cái đó thì có khác gì đập vỡ cái năng lực hòa giải của dân tộc.

Thứ hai , một việc khác nữa là đợt kỷ niệm 30 tháng 4 vừa rồi. Ông Kiệt đã  trả lời phỏng vấn, trong đó có nói hai ý quan trọng, tức nhiên là ông vẫn nói theo quan điểm của người cộng sản. Một là sự cố 30 tháng 4 này làm cho hàng triệu người VN vui thì cũng làm cho hàng triệu người VN buồn, thứ hai là ông nói rằng kết thúc cuộc chiến tranh đó sự thắng lợi từ miền Bắc… nhưng cũng có vai trò của một lực lượng thứ ba, và chúng tôi còn biết thêm rằng, có những nguồn tin cho biết là đến ngày đó nội các Dương Văn Minh đã ngồi tề tựu, cho người xuống mở sẳn cửa Dinh Độc Lập để đón người chiến thắng, một hành động đẹp như thế. Nghĩa là chiếc xe tăng mà ta vẫn thấy trên tivi húc đổ cánh cổng thì thực ra cánh cổng nó mở rồi, không có sự húc đổ. Nếu có húc đổ thì chỉ là sự húc đổ cái ta dựng lên để đóng phim thôi. Tôi thấy nếu chuyện cánh cổng đã mở sẳn này  mà nó là có thực ấy mà, thì hay lắm, vì đó chính là sự mở lòng ra với nhau, mở ra cơ hội để hòa hợp sau này. Mà cần húc đổ là húc đổ sự hận thù, cho nên tôi nghĩ rằng nếu lịch sử là như vậy, cánh cổng Dinh Độc Lập đã được mở sẳn thì đẹp quá. Thế nhưng trong tuyên truyền chính trị thì không phải như vậy mà  vẫn là xe tăng vào húc đổ...

Nếu chúng ta cũng học cách của tổ tiên mà xé hết các văn  bản chứng tích của hận thù để mở lòng ra với nhau thì đâu có tạo ra những cuộc biểu tình chống lại chính phủ cầm quyền như  đang diễn ra ở bên Mỹ bây giờ. Cho nên tôi trả lời câu của anh Việt Hùng đưa ra lúc nảy về khả năng hòa giải. Tôi nghĩ rằng nếu không đụng chạm gì đến quan điểm cơ bản này mà ta cứ hô hào hòa hợp thì tôi nghĩ là không dễ.

Còn một chuyện nữa về hòa hợp, đó  ta cứ bênh vực cho cái hòa hợp với ông Nguyễn Cao Kỳ thì tôi nghĩ rất tốt thôi. Nhưng nếu hòa hợp được với cái ông mà đã ném bom, trong khi đó vẫn kiên quyết tiếp tục bỏ tù những ông như Nguyễn Khắc Toàn, như Phạm Hồng Sơn, như Nguyễn Vũ Bình là những người không hề biết ném bom mà chỉ biết ném ra các sáng kiến. sáng kiến để thăm dò cái tấm lòng dân chủ, tấm lòng vì dân của người cầm quyền thôi. Hai chuyện ngược nhau như thế thì làm cho người ta cảnh giác chứ sao  có thể đi với nhau một cách thật là hoà thuận được.

Việt Hùng: Tiến sĩ đã nói đến hai vấn đề, vậy thì vấn đề thứ ba là gì ạ?

TS Hà Sĩ Phu: Là “cương lĩnh đối ngoại”.Chừng nào người ta vẫn còn trưng ra tấm biển Xã Hội Chủ Nghĩa, Xã Hội Cộng Sản thì cái “Cương lĩnh đối ngoại cổ truyền bao giờ cũng phải là thế này: gần nhất là các nước xã hội chủ nghĩa anh em, mà xa nhất, thậm chí đối lập là chủ nghĩa tư bản, mà chủ nghĩa tư bản thì Mỹ là đầu xỏ rồi. Thế bây giờ lại bắt cái kẻ thù đầu xỏ đó nó phải làm tròn nhiệm vụ của người bạn lớn nhất giúp ta vào tổ chức WTO, giúp ta vào nhiều cửa ngõ khác nữa, thì tôi e rằng Hoa Kỳ không đủ tài năng để đóng một lúc cả hai vai ngược nhau này. Vì thế cho nên phải sửa những cái căn bản thì bước đi này mới thành công được.

Việt Hùng: Vừa rồi là lời Tiến Sĩ Hà Sĩ Phu từ Đà Lạt. Chúng tôi xin tiếp tục câu chuyện trong buổi phát thanh tới, mời quí vị nhớ đón nghe.

Phần 2: 2005/06/25 06:30

Việt Hùng:  Thưa TS Hà Sĩ Phu, để tiếp tục câu chuyện trong buổi phát thanh trước thì người ta vẫn nói rằng những thay đổi kinh tế của VN đáng ca ngợi, ngược lại những thay đổi về chính trị và nhất là vấn đề nhân quyền, tự do tín ngưỡng thì đáng chê trách. Với thực tế ở VN thì TS nghĩ như thế nào về vấn đề này.

TS Hà Sĩ Phu: Vâng, ai cũng biết rằng giữa kinh tế và chính trị xã hội  nó liên quan mật thiết. Nhưng có điều là cái nào đáng ưu tiên hơn và cái nào là nền tảng cho cái nào? Rất nhiều người cũng thâu nhận cái chủ nghĩa kinh tế và lý thuyết về kinh tế, như ở VN theo chính sách Mác Lê thì lấy kinh tế làm nền tảng, thì cho rằng, thôi, cái gì chưa tính đến được thì cứ làm sau, nhưng cứ làm cái kinh tế thật tốt đi thì cũng đã tốt quá rồi, từ kinh tế nó sẽ mở ra cái khác. Tôi nghĩ rằng nó cũng không thật đơn giản như vậy đâu.

Tôi lấy ví dụ như thế này, về kinh tế, thì trước hết có phải thật sự kinh tế mình đã rất khá so với những mặt khác không? Tôi trộm nghĩ thế này không biết có đúng không, hiện nay  có những người giàu lên rất ghê gớm, thậm chí có khi giàu hơn cả các tỷ phú của nước ngoài nữa . Thế nhưng tôi quan sát và cũng có hội ý với nhiều anh em thì thấy rằng những chỗ giàu nhất không phải là do làm ăn sản xuất mà giàu, mà toàn là do bán đất, những tài sản to nhất vẫn là do đất đẻ ra. Đây chính là bán đất lấy tiền thôi chứ có sản xuất gì, nền kinh tế thật ra chả thay đổi gì bao nhiêu cả. Thế thì điều đó đâu  phải là phát triển kinh tế? Thế còn một vài nơi phát triển kinh tế thì lại phát sinh ra rất nhiều thứ . Theo tôi,  hiện nay về mặt kinh tế thôi thì cũng không nên đánh giá quá lạc quan như mình nghĩ đâu. Tức là nếu chúng ta cứ nhìn các nơi có tính chất biểu trưng, các khu chế xuất, nhà cao cửa rộng, mấy nơi dịch vụ gọi là 5 sao, 3 sao v.v... mà cho đó là sự phát triển về kinh tế thì tôi nghĩ chưa đúng đâu. Thứ nhất là đa số dân đời sống vẫn nghèo lắm, những người dân bình thường kiếm miếng ăn hàng ngày vẫn còn vất vả lắm.. Thứ hai nữa là những chỗ mà gọi là phát triển kinh tế, nói chữ nó hơi mất lòng, tức là phồn vinh giả tạo. Rất giàu nhưng thực ra cái giàu đó không phải là do đồng tiền sản xuất mà là do bán đất. Thế thì ngay cả về mặt kinh tế cũng chưa phải đã có gì đáng lạc quan lắm đâu. Tuy cũng phải nói rằng những cái tiến bộ, nếu so với trước thì cũng đã là nhiều lắm rồi.

Nhưng theo quan điểm của tôi, tôi vẫn cho rằng nếu không có những cơ sở làm nền về Chính trị và về Xã hội thì Kinh tế chỉ phát triển tới mức nào đó thôi, vì nó sẽ phát sinh  mâu thuẩn. Các chuyện về chính trị xã hội thì ngày càng có rất nhiều đảng viên, các đảng viên cao cấp từ ông Võ Văn Kiệt đến ông Lê Đăng Doanh, rồi cho đến phó chủ nhiệm văn phòng quốc hội như ông Trần Quốc Thuận, v.v..., nhiều lắm, cả ông Phan đình Diệu nữa, đều cho rằng phải sửa từ gốc, cứ bỏ cái gọi là CNXH đi, đừng nói “định hướng” gì nữa cả, bỏ cả chủ nghĩa Mác Lênin đi, tự mình tự lập, mình đứng dậy, dân tộc mình bảo nhau, đoàn kết nhau tìm con đường mình thích nghi, dân tộc mình đi. Đấy, tôi nghĩ rằng chính trị xã hội rất là gốc, mà cái đó thì mình chưa giải quyết . Thế còn mặt Xã hội hiện nay thì gần như rất  nhất trí là:  tuy phát triển kinh tế mới một tí tẹo thế thôi nhưng vì không có cơ sở chính trị vững chắc để làm nền tảng cho nên xã hội thoái hóa vô cùng. Xã hội chưa bao giờ dối trá như thế này. Xã hội chưa bao giờ bạo lực như thế này. Xã hội chưa bao giờ mất nhân cách như thế này. Thế nên tôi nghĩ rằng  về hai mặt đó (Chính trị và Nhân quyền) người ta nêu là nó chưa xứng với Kinh tế thì cũng là quá đúng. Nhưng tôi, tôi nghĩ là chẳng những nó không được đi sau kinh tế, mà phải đi trước để làm nền cơ. Chứ còn chủ trương rằng cứ đi kinh tế trước, phát triển rồi chuyện kia thì bàn sau là một giải pháp nó không khoa học.

Việt Hùng: Về chuyến đi của thủ tướng Phan Văn Khải hiện đang ở tại Hoa Kỳ. Trong chuyến đi này thủ tướng Khải kỳ vọng nhiều vào việc Hoa Kỳ tuyên bố ủng hộ VN gia nhập WTO, thế nhưng nếu mong mỏi này không đạt được liệu có ảnh hưởng tới tiến trình hội nhập và cải tổ chính trị mà ông Khải là một trong những nhà cải cách đang muốn thay đổi không ạ?

TS Hà Sĩ Phu: Về lâu dài mà nói thì cái sự vào WTO nó không phải là quyết định đối với sự sống còn, đối với sự phát triển của cả đất nước, cả dân tộc đâu. Nó vẫn phải là cái nội lực của mình, có năng lực thật hay không, đấy mới là quan trọng. Song, đứng về cục diện trước mắt thì cái việc vào WTO  nó cũng có tầm quan trọng đấy , nên tôi cũng muốn ông Bush phải vượt cao hơn những quyền lợi về kinh tế của nước Mỹ hay là quyền lợi chính trị toàn cầu của nước Mỹ, mà hiểu kỷ hơn Việt Nam một chút, để trong khi ông ủng hộ, giúp đỡ về kinh tế, trong đó có chuyện giúp vào WTO , thì ông ấy phải đề cập đến những yếu kém của Việt Nam kỷ lưỡng hơn và dứt khoát hơn.  Cái đó chính là giúp cho ông Khải đấy, bởi vì sửa được cái đó thì bước đi mới vững chắc. Bởi vì thứ nhất là quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ nó sẽ thắt chặt hơn. Thứ hai nữa là đi được  với Hoa Kỳ về mặt kinh tế, thì tôi nghĩ rằng về mặt quân sự cũng phải có để đảm bảo cho mối quan hệ kinh tế đó, làm cho mình thoát được cái nguy cơ lệ thuộc vào cường quốc phương bắc. Mặc dù tôi rất quan tâm đến vấn đề dân chủ nhưng những chủ trương phát triển kinh tế như thế tôi cũng rất ủng hộ và rất mong muốn.

Việt Hùng: Thưa TS Hà Sĩ Phu, 30 nắm đánh dấu chiến tranh kết thúc, 10 năm đánh dấu quan hệ Việt - Mỹ, liệu chúng ta có thể cùng nhau dắt tay nhau đi dưới tấm biển chỉ đường của sự hội nhập chưa?

TS Hà Sĩ Phu: Thứ nhất, muốn dắt tay nhau đi dưới tấm biển đó thì vẫn là cái chuyện phải mở lòng ra. Như có một vị bình luận viên ở nước ngoài trên đài Á Châu Tư Do có nói rằng trong việc hòa nhập này thì người chiến thắng là người phải chìa bàn tay ra trước. Tôi nghĩ rằng chính phủ Việt Nam có lẽ cũng ý thức được điều đó, cho nên động tác đôi lúc cũng có vẻ chìa bàn tay ra trước. Nhưng cái bàn tay tin cậy, khi người ta bắt người ta có tin cậy được hay không thì còn vướng một vài điều mà tôi đã nói đó,  tức là anh phải có những hành động cụ thể hơn nữa. Chuyện vừa rồi tôi nói, chuyện 30 tháng 4 mình tuyên truyền trong nước như thế nào, rồi chuyện quan hệ  miền Bắc miền Nam như thế nào…, rồi cái chuyện yêu cầu xóa bỏ bức tượng đài ở Pulau Bidong đi là cái việc rất dại. Mong rằng đợt đi này cũng tiến thêm một bước. Nhưng bước đó tôi nghĩ cũng chưa phải là bước căn bản  lớn lao gì. Tuy vậy, có được một bước tiến nào thì ta mừng bước tiến đấy. Và tôi tin rằng kỳ này cũng có thể thắt chặt thêm được một chút và cũng giúp cho chính phủ Việt Nam nhìn rõ hơn sự thật một chút, là mình muốn đoàn kết cả khối mấy triệu người ở nước ngoài thì mình cũng cần có những thay đổi căn bản hơn nữa.

Việt Hùng: Vâng, trước khi chấm dứt cuộc nói chuyện thì tiến sĩ có điều gì muốn nói với quý thính giả đang theo dõi cuộc nói chuyện hôm nay không ?

TS Hà Sĩ Phu: Trước khi dừng lời, tôi chỉ xin có ý kiến là đứng về toàn bộ xã hội mà nói thì vừa rồi tôi nói có 3 vấn đề đấy. Nhưng thực ra tôi coi điều thứ hai, điều về hòa hợp, rất là đáng quan tâm. Thật sự phải phá vỡ mọi bức tường ngăn cách, bây giờ sự “phân tuyến” nó không còn là miền Bắc hay miền Nam,  là Quốc hay là Cộng, là trong nước hay ngoài nước. Tôi nghĩ phải phá vỡ các rào cản ấy đi. Bây giờ nếu có “ phân tuyến” thì chỉ còn “phân tuyến” như thế này, tức là anh có thực lòng, thực lòng hòa hợp hòa giải để xây dựng đất nước hay không? Mà muốn hòa hợp hòa giải thì phải có Dân chủ, đương nhiên là như thế. Nếu không dân chủ thì ai người ta lại theo anh để bị đồng hóa, theo anh để thủ tiêu người ta đi, thì ai người ta chơi với anh được. Tôi mong rằng mọi ranh giới bên trong bên ngoài là xóa hết. Cho nên hôm nay mà nói chuyện với đài Á Châu Tự Do , những người  có thể sẽ nghe cuộc trò chuyện của chúng ta, có thể là những người trong nước, những người ngoài nước, có thể là những anh em trong bộ phận chuyên chính ở trong nước v.v... thì tôi nghĩ rằng nên thống nhất với nhau: Chừng nào mà các bức tường ngăn cách đã bỏ đi thì triển vọng hòa hợp hòa giải để làm điều Đại nghĩa cho dân tộc mới mong thành công được.

Việt Hùng: Vâng, xin được cám ơn tiến sĩ Hà Sĩ Phu.


LÝ LUẬN    VĂN HỌC    BÌNH LUẬN    PHỎNG VẤN    VỤ ÁN LIÊN QUAN    TIỂU SỬ