LÝ LUẬN     VĂN HỌC     BÌNH LUẬN     PHỎNG VẤN     VỤ ÁN LIÊN QUAN     TIỂU SỬ

"Sau mấy chục năm được nhà trường xã hội chủ nghĩa trau dồi bao nhiêu tri thức về khoa học tự nhiên, về triết học Mác-Lê, về chính trị ... thì bây giờ các chi bộ lại không còn coi chúng tôi là thành phần công nông gần đảng nữa mà chuyển thành tầng lớp trí thức tiểu tư sản bấp bênh ! Trở thành kỹ sư, tiến sĩ, giáo sư ... thì lại xa đảng hơn lúc chưa đi học !. Nghĩa là trên thực tế thì chất Đảng ngược chiều với chất trí thức ! Đó là điều nghịch lý".....Dắt Tay Nhau, Đi Dưới Tấm Biển Chỉ Đường của Trí Tuệ - Hà Sĩ Phu 1988

"Khẳng định vai trò quyết định của tự do và phát triển không có nghĩa là khi có hai điều kiện ấy thì tự khắc sẽ có Bình đẳng và Bác ái mà không cần đến hoạt động khuyến thiện và nỗ lực tranh đấu của con người. Không thể lấy khát vọng thay cho qui luật, nhưng khát vọng đúng sẽ xúc tiến nhanh qui luật...." Đôi Điều Suy Nghĩ của Một Công Dân - Hà Sĩ Phu 1993

"Mọi hoạt động Tranh đấu của con người từ cổ chí kim , không có gì ra ngoài ý nghĩa của chữ QUYỀN CON NGƯỜI. "Quyền Con người" ngày nay đã trở thành vấn đề toàn cầu không nước nào có thể lẩn tránh, điều ấy đánh dấu một bước trưởng thành khổng lồ của văn minh nhân loại. Ở đâu có áp bức bất công, ở đâu con người bị đối xử phi lý đều có thể tìm nơi "Quyền Con Người" một điểm tựa để tranh đấu, ít nhất cũng là điểm tựa tinh thần. Mặt khác. từ ánh sáng chung nhất về "Quyền Con Người", con người có thể nhìn lại những trào lưu Tranh đấu của mình một cách có cơ sở khách quan, khoa học và sáng suốt hơn..." Chia Tay Ý Thức Hệ - Hà Sĩ Phu 1995

RFA phỏng vấn Tiến Sĩ Hà Sĩ Phu

Hà Sĩ Phu trả lời phỏng vấn đài V.O.A.


1) VOA: Cảm nghĩ của anh trước việc lập lại quan hệ bình thường giữa chính phủ Việt nam và chính phủ Mỹ ?

    HSP : Mỹ là hiện thân của hai con người.Một mặt Mỹ là anh Đại tư bản,phải kiếm tìm lợi nhuận và phải chăm lo cho quyền lợi của nước Mỹ,người Mỹ,cho chiến lược toàn cầu của Mỹ; không có bổn phận phải lo cho vận mệnh của nước Việt nam. Mặt khác, lịch sử đã tạo dựng nước Mỹ thành một nhân tố tiên tiến có vai trò đặc biệt trong thế giới loài người hiện nay, vai trò của người “hiệp sĩ cứu nạn phò nguy”, nâng đỡ cho những tiến bộ, bảo vệ cho Dân chủ, Nhân quyền.

      Nhân dân Việt nam xứng đáng ở tầm nào,Mỹ sẽ “chơi” ở tầm đó, sẽ phải ứng xử ở tầm đó. Nếu nhân dân Việt nam tự khẳng định mình là những người đáng trọng,đang nỗ lực để thoát khỏi những  lạc hậu,kém cỏi; đấu tranh cho một con đường đổi mới trong sáng để hòa nhập vào thế giới văn minh, thì Mỹ sẽ hành xử như một sứ giả hào hiệp và Việt nam sẽ nhận được sự giúp đõ thành tâm và hiệu quả của Mỹ. Trái lại nếu nhân dân Việt nam tự khẳng định mình là những người kém cỏi, ranh vặt, như đàn Vịt trong trại,thì anh lái buôn kia sẽ chỉ đến để làm việc với người chủ trại thôi. Cả hai sẽ mặc cả với nhau trên lưng đàn vịt.

      Một việc sẽ là tốt hay xấu là tùy thuộc vào những điều kiện cụ thể. Nhân dân Miến điện cũng

rất cần viện trợ, nhưng bà Aung San SuChi lại yêu cầu hãy khoan viện trợ chính là vì mọi việc đều cần những điều kiện đồng bộ thì mới đạt được kết quả mong muốn.Tôi chưa xây được kho thóc mà anh đã vội chở thóc vào thì chỉ béo lũ chuột.

    

2) VOA : Việc chấp nhận Kinh tế thị trường, vào khối Asean, lập quan hệ bình thường với Mỹ... chứng tỏ Việt nam đã đi vào đúng quỹ đạo của quy luật. Vậy còn điều gì phải lo lắng?

    HSP : Những việc kể trên là thuận quy luật nhưng không phải là thước đo thành tựu của công

cuộc Đổi mới.

    Ngày nay cũng chẳng còn mấy ai ngu dốt đến mức không đếm xỉa đến quy luật. Nhưng tin vào

“Quy luật” một cách đơn giản thế là chưa hiểu Quy luật và chưa hiểu Việt nam. Trong quy luật lớn còn chứa đựng bao nhiêu quy luật nhỏ. Người cầm quyền có thể vẫn đưa xã hội thuận theo quy luật mà vẫn chiếm được mọi chỗ béo bở cho mình. Xã hội từ bỏ nền Kinh tế chỉ huy để thực

hiện Kinh tế thị trường là đúng quy luật, nhưng quy luật ấy không quy định số phận của tôi, của anh. Có khi xã hội thực hiện đúng quy luật mà tôi thì thành tỷ phú còn anh thì “thân tàn ma dại”.

   (VOA ngắt lời): Chữ “ANH” vừa nói đó là ai vậy?

   (HSP tiếp): Là những người ở tầng lớp dưới, không có quyền, không có tiền và không hiểu biết,

không có thông tin ! Còn tầng lớp trên thì bao giờ cũng vớ bẫm, và các tầng lớp từ trung gian trở

lên thì ta cũng không phải lo cho họ, dù thời thế xuôi ngược thế nào họ cũng thích nghi được.

    Trong cuộc “đổi mới” của Việt nam, cái mẹo là ở chỗ tốc độ và thời gian. Cái gì đã là quy luật

thì chắc chắn sẽ được thực hiện, vấn đề là khi nào?. Nếu tôi chưa thu xếp xong phương án có lợi cho tôi thì “quy luật” cần đi chậm lại. Nếu tôi thấy cần tranh thủ lúc dân trí thấp để cướp cho nhanh thì khi ấy “quy luật” phải nhanh như chớp. Nếu tập trung quyền lực xã hội vào một chỗ thì

chỗ ấy sẽ chi phối “quy luật”, và “quy luật” cũng là vô nghĩa!

      Quy luật ở Việt nam là lừa nhau ở chỗ tốc độ và thời gian ấy, nên trông thấy làm như vậy mà có khi thực ra không phải như vậy. Không chuyên gia ngoại quốc nào có thể làm luật giúp hộ Việt nam, cái gì đến đất nước này cũng phải “du kích hóa”. Tôi nghĩ nước ngoài không dễ gì chi phối được Việt nam. Nước ngoài đến Việt nam cũng phải thích nghi theo lối Việt nam.

    

3) VOA : Tôi thấy anh em người Việt trẻ ở nước ngoài, nhất là ở Đông Âu, đấu tranh cho Dân chủ rất mạnh mẽ, sôi sục. Trung quốc có vụ Thiên an môn. Theo anh nhận xét thì giới trẻ trong   

nước thế nào?

   HSP : Chất “hăng hái” là chất rất đáng quý của tuổi trẻ. Còn những thái độ cực đoan thì ngày càng tỏ ra không thích hợp. Việt nam thường không ứng xử theo lối cực đoan, có lẽ dần dần mọi người sè đều gặp nhau ở điểm ấy.

      Tôi thấy sinh viên trong nước bây giờ không giống sinh viên ngày xưa. Thời “Thị trường” này họ chỉ lo học tiếng Anh, lo học Vi tính, quản trị kinh doanh... để lập nghiệp. Những chuyện tâm

huyết về lý tưởng, về vận mệnh nước nhà chẳng mấy ai buồn nghe. Một số người trẻ vào Đảng cũng để có cơ hội tiến thân và lập nghiệp. Đảng viên còn “tâm huyết” lại thuộc những thế hệ già !

     Tôi thất tình hình hình ấy nguy hiểm và đáng buồn, nhưng tôi không trách họ. Có lẽ họ có lý của họ. Thày thế nào thì trò vậy. Có lẽ nên trách những thế hệ đi trước như chúng tôi không làm được vai trò của cái gạch nối.

 

4) VOA : Anh có đồng ý cho chúng tôi công bố những ý kiến này của anh không, có phiền cho anh không ?

    HSP : Nếu anh không công bố thì tôi cũng sẽ tự viết ra để trao đổi với mọi người. Tôi không làm và không biết làm Chính trị. Tôi đặt vấn đề trên bình diện Khoa học va Nhận thức, và hiểu rằng sự trao đổi về Nhận thức là rất có ích cho xã hội. Muốn đổi mới đất nước một cách ôn hòa,

trong sáng và lành mạnh thì trước hết cần “tính CÔNG KHAI”. Tôi tin ở thiện tâm của mình.

    

                                                                                            Ngày 29 tháng 7 năm 1995

 


LÝ LUẬN    VĂN HỌC    BÌNH LUẬN    PHỎNG VẤN    VỤ ÁN LIÊN QUAN    TIỂU SỬ