LÝ LUẬN     VĂN HỌC     BÌNH LUẬN     PHỎNG VẤN     VỤ ÁN LIÊN QUAN     TIỂU SỬ

"Sau mấy chục năm được nhà trường xã hội chủ nghĩa trau dồi bao nhiêu tri thức về khoa học tự nhiên, về triết học Mác-Lê, về chính trị ... thì bây giờ các chi bộ lại không còn coi chúng tôi là thành phần công nông gần đảng nữa mà chuyển thành tầng lớp trí thức tiểu tư sản bấp bênh ! Trở thành kỹ sư, tiến sĩ, giáo sư ... thì lại xa đảng hơn lúc chưa đi học !. Nghĩa là trên thực tế thì chất Đảng ngược chiều với chất trí thức ! Đó là điều nghịch lý".....Dắt Tay Nhau, Đi Dưới Tấm Biển Chỉ Đường của Trí Tuệ - Hà Sĩ Phu 1988

"Khẳng định vai trò quyết định của tự do và phát triển không có nghĩa là khi có hai điều kiện ấy thì tự khắc sẽ có Bình đẳng và Bác ái mà không cần đến hoạt động khuyến thiện và nỗ lực tranh đấu của con người. Không thể lấy khát vọng thay cho qui luật, nhưng khát vọng đúng sẽ xúc tiến nhanh qui luật...." Đôi Điều Suy Nghĩ của Một Công Dân - Hà Sĩ Phu 1993

"Mọi hoạt động Tranh đấu của con người từ cổ chí kim , không có gì ra ngoài ý nghĩa của chữ QUYỀN CON NGƯỜI. "Quyền Con người" ngày nay đã trở thành vấn đề toàn cầu không nước nào có thể lẩn tránh, điều ấy đánh dấu một bước trưởng thành khổng lồ của văn minh nhân loại. Ở đâu có áp bức bất công, ở đâu con người bị đối xử phi lý đều có thể tìm nơi "Quyền Con Người" một điểm tựa để tranh đấu, ít nhất cũng là điểm tựa tinh thần. Mặt khác. từ ánh sáng chung nhất về "Quyền Con Người", con người có thể nhìn lại những trào lưu Tranh đấu của mình một cách có cơ sở khách quan, khoa học và sáng suốt hơn..." Chia Tay Ý Thức Hệ - Hà Sĩ Phu 1995

Bạn bè ở Đà lạt đón Hà Sĩ Phu trở về

L.T.S. Bài viết sau đây của Tiêu Dao Bảo Cự - một người trong “nhóm Đà Lạt”, đã mô tả một cách sinh động sự kiện “đón Hà Sĩ Phu trở về” sau một năm ngồi tù vì “bất đồng chính kiến” với Đảng cộng sản Việt Nam. Tuy đã được viết cách đây đã gần 8 năm, nhưng bài viết vẫn còn mang tính thời sự nóng hổi. Nó giúp chúng ta hình dung được phần nào cuộc đấu tranh của những người dân chủ trong nước, một cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ, không ồn ào, không khoa trương nhưng cũng không kém phần sôi nổi. Điều đáng nói là tính chất lạc quan, lòng tin vào chính nghĩa của những người tham gia. Như chúng ta đã biết, việc Hà Sĩ Phu trở về Đà lạt sau 1 năm ngồi tù không phải là kết thúc, mà lại là khởi đầu của một quá trình đấu tranh gian khổ khác, dẫn tới việc ông và những người khác trong “nhóm Đà lạt” bị cô lập, quản thúc, quản chế,.. thậm chí bị khởi tố vế tội “phản bội Tổ quốc”.
So với thời điểm cuối năm 1996, ngày nay cuộc đấu tranh giành tự do, dân chủ vẫn còn tiếp diễn, với quy mô rộng lớn hơn nhiều. Sự đàn áp của nhà cầm quyền cũng nặng nề hơn; nhiều nhà dân chủ vẫn còn tiếp tục bị giam giữ, hay quản chế, sách nhiễu,… Chúng tôi đăng lại bài viết này với hy vọng một ngày nào đó chế độ dân chủ sẽ thay thế chế độ độc tài toàn trị, để không còn một người “bất đồng chính kiến” nào phải chịu cảnh lao tù, để toàn thể nhân dân Việt Nam được hưởng đấy đủ quyền làm người - thoát đời nô lệ, sống đời tự do.
Bài viết được trích lại từ trang web Thông Điệp Xanh (nay đã ngưng hoạt động). Chúng tôi chân thành cảm ơn càc bạn bè trong nước đã gửi cho chúng tôi những bức ảnh quý giá được đăng kèm với bài viềt này.

Bạn bè ở Đà lạt đón Hà Sĩ Phu trở về
Tiêu Dao Bảo Cự


Thứ tư 4.12.1996 là ngày Hà Sĩ Phu ra tù. Truớc đó chúng tôi được chị Thanh Biên, vợ Hà Sĩ Phu báo tin, khi đón Hà Sĩ Phu ra, chị sẽ tìm cách đưa anh vào Đà lạt ngay. Chiều 4.12, Bùi Minh Quốc đang ở Sài gòn, liên lạc được với Hà Sĩ Phu và thông tin lại cho chúng tôi. Buổi sáng gia đình và một số bạn đã đi đón Hà Sĩ Phu ở trại giam Thanh Xuân. Sau đó gia đình đưa anh về quê ở Hà Bắc, chứ không ra Hà Nội vì không thuận tiện. Theo kế hoạch, đến ngày 6.12, vợ chồng Hà Sĩ Phu sẽ vào Sài Gòn bằng chuyến bay 10 giờ 30. Ở Sài gòn, Quốc thuê sẵn khách sạn để vợ chồng Hà Sĩ Phu ở lại một ngày. Hôm sau ,7.12, vợ chồng Hà Sĩ Phu sẽ về Đà Lạt bằng chuyến bay 10 giờ 30. Việc đón Hà Sĩ Phu ở Đà Lạt sẽ giao cho Hiền Thục, vợ Bùi Minh Quốc và chúng tôi lo. Ngay chiều và tối 4.12, Thục đã gọi điện báo tin cho một số bạn bè khác của Hà Sĩ Phu biết.
Thứ sáu, 6.12, tôi được công an thành phố Đà Lạt mời lên thẩm vấn đợt ba, sau khi đã làm việc hai đợt chín ngày, bắt đầu từ 12.11.1996 về các bài viết của tôi đăng tải trên các đài báo nuớc ngoài, trong đó có ba bài viết về Hà Sĩ Phu kể từ khi anh bị bắt. Tôi nghĩ công an mời tôi làm việc vào thời điểm này cốt để ngăn cản việc tôi đi đón Hà Sĩ Phu. Khi chấm dứt làm việc, cán bộ công an hẹn ngày mai làm việc tiếp. Tôi nói ngày mai tôi có việc bận, nên đề nghị nghỉ một hôm. Cán bộ công an hỏi việc gì. Tôi nói luôn : ngày mai tôi bận đón Hà Sĩ Phu mới ở tù ra. Điều ngạc nhiên bất ngờ là cán bộ công an đồng ý ngay. Anh ta nói "Tôi biết anh là nguời quý trọng tình nghĩa. Nếu chúng tôi không đồng ý, anh lại cho chúng tôi can thiệp cả vào chuyện tình cảm riêng tư của anh. Vậy mai ta nghỉ. Thứ hai ta làm việc tiếp". Dù thế nào việc này cũng tốt.
Sáng thứ bảy, 7.12.1996, chúng tôi chuẩn bị đi đón Hà Sĩ Phu. Bạch Yến, vợ tôi, hái hoa a-rôma trong vuờn, nửa mang lên nhà thờ, nửa mang tới cắm ở nhà Hà Sĩ Phu,... Như đã bàn truớc, Thục sẽ mang một bó hoa khác xuống sân bay Liên Khương. 8giờ 30, chúng tôi ra đuờng, lập tức nhận thấy có hai nguời chở nhau bằng xe honda bám theo. Tôi và Yến tìm cách cho hai gã này "leo cây". Từ nhà ra phố chạy dọc theo hồ Xuân Hương, đuờng trống trải, nên họ theo dõi từ xa. Qua một khúc quẹo, tầm nhìn bị che khuất, tôi tấp xe vào lề, đứng lại. Hai gã trờ tới, vội quay mặt ra hồ, rồi chạy thẳng . Tôi nổ máy chạy theo. Đến bùng binh gần Thanh Thuỷ, tôi thấy nguời lái xe chạy lên phía Đồi Cù, nhìn xuống, nguời ngồi sau biến mất, có lẽ xuống xe đứng nấp đâu đó. Tôi phóng xe thật nhanh, vòng bùng binh có con chim Lâm Cẩu, rồi lên dốc quẹo vào Nhà thờ Con Gà. Đứng trong nhìn ra thấy hai gã lại chở nhau đi thẳng lên phía tu viện. Tiến vào tượng Đức Mẹ đặt hoa xong, chúng tôi tạt qua bưu điện để gửi thư, rồi đi ra chợ không thấy ai theo nữa. Có lẽ hai gã đã bị đánh lạc huớng rồi. Yến mua thêm hai bó hoa hồng, một đĩa mấy cái chông cắm hoa, vì sợ nhà Hà Sĩ Phu không có. Chúng tôi đến nhà Hà Sĩ Phu, nguời cháu chị Biên lâu nay ở đây giữ nhà, nhưng cháu lại đi vắng, có viết tờ giấy dán ở cửa, nói đi làm, tối mới về. Chúng tôi hơi chủ quan, cứ nghĩ cháu ở nhà nên không báo truớc. Không vào nhà được để cắm hoa, chúng tôi đành lên quán ở trên đuờng, gửi tạm mấy bó hoa và chai rượu tôi mang theo để uống, mừng Hà Sĩ Phu trở về. Chúng tôi ở quán đợi Thục đưa xe đến đón, như đã hẹn truớc. Có một bà hàng xóm đến nói chuyện, bảo mấy hôm nay công an khu vực này ngày nào cũng đến hỏi thăm Hà Sĩ Phu về chưa?
10 giờ, Thục đến với một chiếc xe taxi thuê. Thục bảo chúng tôi đợi ở đây để đi đón thêm Trương Thành Tích và một giáo viên truờng Đại học Đà Lạt. Tích là đảng viên thương binh mù cả hai mắt. Anh giáo viên và Tích đều là hội viên Hội văn nghệ Lâm Đồng, truớc vẫn có cảm tình với chúng tôi và hay lui tới với Hà Sĩ Phu. 10 giờ 15 phút, khi xe trở lại, một nguời bạn khác chúng tôi hẹn ở đây vẫn chưa đến. Chúng tôi phải đi vì sợ trễ giờ. Sau này chúng tôi được biết, anh bạn kia đã hứa đi, nhưng đến phút chót có nguời ngăn cản, khuyên không nên đi, vì sẽ bị rắc rối, nên anh ta không đến. Hiện chúng tôi có năm nguời. Tôi cẩn thận hỏi lái xe chở được không, lái xe bảo được, không sao. Chúng tôi dự định nếu như có thêm anh bạn kia, sẽ thuê thêm một xe nữa. Ngoài ra, Mai Thái Lĩnh - một nguời bạn thân khác của Hà Sĩ Phu và của chúng tôi, cùng với Huỳnh Nhật Hải và Huỳnh Nhật Tấn sẽ đi xe riêng cùng với vài nguời nữa. Lĩnh nguyên là Phó chủ tịch thuờng trực Hội đồng Nhân dân thành phố Đà lạt. Hải nguyên là thành uỷ viên, Phó chủ tịch Uỷ ban Nhân dân thành phố Đà lạt. Tấn nguyên là uỷ viên dự khuyết, Phó giám đốc Truờng đảng tỉnh. Hải và Tấn là hai anh em ruột. Hai nguời đều tự ý từ chức và xin ra khỏi đảng cách đây bảy năm.
Xe đến đầu đèo Prenn, một toán cảnh sát giao thông chặn xe chúng tôi lại. Toán này khá đông, có đến sáu, bảy nguời, với một xe hơi cảnh sát và mấy chiếc môtô, trông rất khí thế. Hai cảnh sát tiến lại kiểm soát. Một nguời cao lớn, dềnh dàng, mặt đen, đội mũ bảo hộ rất oai phong, nhòm vào xe và nói : "xe chở dư một nguời" và yêu cầu lái xe xuống xuất trình giấy tờ. Một lúc sau, viên cảnh sát và lái xe trở lại. Cảnh sát yêu cầu lái xe thử đèn, còi, thắng, rồi cho đi. Tôi hỏi lái xe có bị phạt hay bị thu giấy tờ gì không, lái xe nói không, nhưng chiều phải đến gặp họ. Lái xe nói thêm : "Đây là cảnh sát giao thông của tỉnh, không phải của thành phố". Sân bay Liên Khương cách thành phố Đà Lạt hơn 20 cây số, nằm trên địa bàn huyện Đức Trọng, ven quốc lộ 20 từ Sài Gòn về Đà Lạt. Xe xuống khỏi đèo Prenn, lái xe ra hiệu cho các xe chạy ngược chiều biết có trạm cảnh sát trên đầu đèo và cũng được báo lại cho biết phía duới đèo cũng có trạm cảnh sát khác. Lái xe ngạc nhiên và cũng hơi lo vì xe đang chở dư khách, nên dừng lại, chặn một xe taxi khác đang chở khách, chỉ có hai nguời chạy cùng chiều để gửi một khách. Anh bạn giáo viên truờng đại học nhanh nhẩu tình nguyện sang xe mới. Quả nhiên chạy thêm vài cây số, ngang xã K' Long, xe chúng tôi lại bị một toán cảnh sát khác chặn lại, lần này không dư khách, nhưng cảnh sát lại hỏi giấy tờ rất kỹ. Lái xe quên mang giấy bảo hiểm. Vậy là cảnh sát lập biên bản và thu giấy tờ của lái xe. Việc làm biên bản kéo dài rất lâu, trong khi đó một xe hơi đời mới, bóng loáng, từ Đà Lạt xuống, đậu lại phía truớc, cách khoảng 50 mét và mấy cảnh sát chạy lại, đứng nghiêm giơ tay chào. Tôi chắc chắn chiếc xe chở chúng tôi đã bị" chiếu tuớng"rồi, chứ không phải bị kiểm tra một cách tình cờ. Dù sao, họ cũng chỉ tìm cách làm chậm chúng tôi lại và hù doạ những ai yếu bóng vía thôi.
Cuối cùng, gần 11giờ 30, chúng tôi mới đến sân bay Liên Khương. Từ xa dã thấy máy bay đậu trên sân và một số nguời lố nhố truớc phòng đợi. Chúng tôi ào xuống xe. Hà Sĩ Phu đang đứng giữa đám bạn tới truớc, tay cầm bó hoa, tay xách chiếc vali mới toanh. Anh đội mũ phớt nhạt, mặc quần sẫm, áo sơ mi trắng, thắt cà vạt nghiêm chỉnh, đang tươi cuời trò chuyện. Thấy tôi Hà Sĩ Phu chạy lại. Chúng tôi ôm chầm lấy nhau. Mọi nguời lần lợt đến bắt tay Hà Sĩ Phu và chị Thanh Biên. Thục tặng thêm cho Hà Sĩ Phu một bó hoa nữa. Ba bốn chiếc máy ảnh bấm lách tách. Có cả một máy camera nữa. Sau này chúng tôi được biết, người quay camera không phải trong số bạn bè đi đón. Thế lại càng thêm long trọng . Một số nguời trong chúng tôi chụp ảnh riêng với Hà Sĩ Phu, rồi tất cả đứng chụp chung. Lĩnh, Tấn và anh bạn giáo viên thay nhau bấm máy. Có nguời nói :"Y như đón Việt kiều về nuớc." Nguời khác nói :"Đón cán bộ cấp cao chứ". Có nguời bàn, nên để Hà Sĩ Phu đi xe của hãng hàng không cho an toàn. Nhưng Lĩnh nói cứ để Hà Sĩ Phu đi cùng xe với nhóm Lĩnh, Hải, Tấn. Chúng tôi có tất cả 12 nguời. Ngoài những nguời đã kể, Hà Sĩ Phu, Biên, Quốc từ Sài Gòn lên, còn có một chị bạn chung của chúng tôi. Sau này chúng tôi được biết, một số bạn khác định đi, nhưng bị ngăn cản. Chúng tôi thuê thêm một taxi nữa đang đậu chờ khách truớc phòng đợi. Chúng tôi hội ý chớp nhoáng, sẽ ghé quán Đồng Quê trên đuờng về, gần duới chân đèo Prenn, để ăn trưa và nói chuyện truớc khi về Đà Lạt, vì đây là một việc bất ngờ, tránh bị theo dõi. Chúng tôi không sợ gì, nhưng không muốn bị bám quanh, mất thoải mái. Lúc ở sân bay chúng tôi nhận thấy nhỉều nguời không phải là hành khách trà trộn trong phòng đợi.
 

Từ trái sang phải : Bạch Yến (vợ B.C.), Hiền Thục (vợ B.M.Q.), Bùi Minh Quốc, Huỳnh Nhật Tấn, Trương Thành Tích (thương binh), một thân hữu, Đặng Thị Thanh Biên (vợ H.S.P.), Hà Sĩ Phu, Bảo Cự, Huỳnh Nhật Hải, Mai Thái Lĩnh. Ảnh chụp tại phi trường Liên Khương ngày 7.12.1996.


Đoàn xe chở chúng tôi ghé vào quán Đồng Quê. Quán nằm ven quốc lộ 20, giữa cánh đồng rộng, có một căn nhà lớn thoáng mát và mấy chiếc lều nhỏ hình bát giác, nằm rải rác giữa một vuờn hoa buớm đang nở rộ. Chúng tôi chọn chiếc lều xa nhất. Những nguời phục vụ nhanh chóng sắp xếp bàn ghế, đưa khăn lau và thực đơn ra. Chúng tôi yêu cầu chủ quán phục vụ riêng cho hai lái xe ở một lều khác để chúng tôi tiện nói chuyện. Hà Sĩ Phu lấy một chai rượu vodka do một nguời bạn ở Sài Gòn tặng để uống chung. Nhưng anh lại không uống được rượu, vì cả năm nay không uống và hiện chưa khoẻ. Anh chỉ uống bia cùng với cánh phụ nữ. Thực đơn do Quốc chọn, khá đồng quê như tên quán : cá rô, cá chèo, chim trù, thịt nhím hấp và cháo cá lóc. Cụng ly. Chuyện nổ như pháo. Hà Sĩ Phu kể chuyện ra tù, nhiều chi tiết thật thú vị, đặc biệt chuyện : "Râu ở lại nguời ra": Nguyên Hà Sĩ Phu để râu cằm dài, nhưng qui định của trại giam cấm nguời duới 60 tuổi để râu, nên anh phải cắt và định giữ lại để làm kỷ niệm. Nhưng truớc khi ra tù, trại khám xét đồ đạc rất kỹ và nhất định giữ lại bộ râu, không cho anh mang ra. Thật lạ lùng! nguời ra râu phải ở lại. Vậy nếu râu ra thì nguời phải ở lại hay sao? Anh em bình luận tếu chuyện này. Trại giam chuẩn bị đưa Hà Sĩ Phu ra tù cũng thật kỹ càng : một bữa ăn sáng thật đặc biệt mà ngày thuờng cũng không có, quay video cảnh phòng giam và cả ngoại cảnh vuờn tược, dập tẩy chữ"trại giam" trên áo truớc đây công an đã mua cho Hà Sĩ Phu lúc anh mới bị bắt mà anh yêu cầu được mang ra để làm kỷ niệm. Cục trưởng cục A.25 thay mặt Bộ nội vụ đến chào chia tay Hà Sĩ Phu. Dù sao đó cũng là thái độ trân trọng trí thức. Nhưng sẽ quý biết bao nếu như việc đó không phải diễn ra ở trong nhà tù.
Đi đón Hà Sĩ Phu ở trại giam Thanh Xuân, có chị Thanh Biên, mấy nguời trong gia đình Hà Sĩ Phu và vài nguời bạn ở Hà Nội, Hải Phòng. Trong đó có nhà thơ Tú Sót, nhà văn Hoàng Tiến. Một bó hoa và cả một câu đối tặng Hà Sĩ Phu ngay trong phòng khách của trại giam. Điều này thật đẹp và ý nghĩa đối với nhiều nguời, nhưng cũng thật khó chịu đối với một số nguời khác như chúng tôi biết thêm sau này. Thanh Biên đã chuẩn bị một bữa ăn ở Hà Nội có đông đảo bạn bè dự. Nhưng rồi phải huỷ bỏ dự định này, vì tình hình không thuận lợi. Chị phải đưa Hà Sĩ Phu về Hà Bắc, nhà nguời anh, rồi sau đó đi thẳng ra sân bay Nội Bài, vào Sài Gòn ngày 6.12. Bùi Minh Quốc kể tiếp đoạn đón Hà Sĩ Phu ở Sài Gòn, bạn bè khá đông : linh mục Chân Tín, vợ chồng Thanh Vân, Nguyễn Ngọc Lan, nhà nghiên cứu Lữ Phương, đảng viên bị khai trừ Hồ Hiếu, nhà cách mạng lão thành La Văn Lâm, nhà văn Xuân Đài và một số bạn văn nghệ khác. Nhà thơ Xuân Sách đi honda từ Vũng Tàu lên, đến sân bay sớm nhất, tặng hoa chụp hình, rồi kéo vào nhậu ở khách sạn gần sân bay. Tan cuộc nhậu buổi trưa, nghỉ ngơi xong, chiều lại đi nhậu tiếp ở nhà nhà thơ Thu Bồn. Ở đây có thêm một số bạn văn nghệ khác dự. Qua tình hình nắm được, thấy rõ công an theo dõi sát việc Hà Sĩ Phu ra tù và nhà nuớc không cấm được,nhưng tìm mọi cách ngăn cản, để không cho việc đón Hà Sĩ Phu có tính cách linh đình, rầm rộ, trở thành một sự kiện chính trị. Ở Sài Gòn, một số nguời đã được công an đến răn đe không nên đi. Ở Đà Lạt, cán bộ công an đã điện thoại hay đến gặp trực tiếp một vài nguời. Một số nguời khác đã bị ngăn chặn truớc bằng nhiều cách với những sự kiện đã diễn ra. Chúng tôi cho việc đón Hà Sĩ Phu như thế là vừa phải,đạt yêu cầu. Chúng tôi không muốn khiêu khích nhà nuớc,nhưng chúng tôi không bao giờ xem Hà Sĩ Phu là tội phạm. Chúng tôi phải đi đón anh với những bó hoa và lòng ngưỡng mộ và tình bạn dành cho anh, một nguời trí thức yêu nuớc, dám sống trung thực. Thế thôi.
Ăn trưa xong, chúng tôi đưa Hà Sĩ Phu về nhà ở 4E Bùi Thị Xuân. Trên đuờng về, các chốt giao thông vẫn còn, nhưng xe chúng tôi không bị chặn lại. Đoàn xe ba chiếc của chúng tôi dừng lại trên đuờng, truớc nhà Hà Sĩ Phu. Hàng xóm đổ ra xem. Việc này thật có ý nghĩa, vì từ khi Hà Sĩ Phu bị bắt, bị khám nhà, có một số dư luận không hay trong số hàng xóm này. Tất cả chúng tôi vào nhà Hà Sĩ Phu. Yến đi lấy hoa và rượu chúng tôi gửi ở quán xuống. Mỗi nguời lại uống thêm một ly rượu mừng, chụp ảnh, rồi giải tán. Lúc đó là 3 giờ chiều ngày 7.12.1996. Hôm sau, có bà hàng xóm bán rau đến thăm Hà Sĩ Phu nói : "Ông Tụ ở tù về mà nguời ta đi đón như đón cán bộ lãnh đạo" - cũng là một bình luận đầy ý nghĩa của một nguời dân thuờng.
Những ngày kế tiếp, bạn bè văn nghệ và những nguời quen biết lần lượt đến thăm anh. Hà Sĩ Phu đã trở về giữa đời thuờng để tiếp tục suy nghĩ về ngày mai của đất nuớc.


LÝ LUẬN    VĂN HỌC    BÌNH LUẬN    PHỎNG VẤN    VỤ ÁN LIÊN QUAN    TIỂU SỬ