LÝ LUẬN     VĂN HỌC     BÌNH LUẬN     PHỎNG VẤN     VỤ ÁN LIÊN QUAN     NHÓM ĐÀLẠT    TIỂU SỬ

"Sau mấy chục năm được nhà trường xã hội chủ nghĩa trau dồi bao nhiêu tri thức về khoa học tự nhiên, về triết học Mác-Lê, về chính trị ... thì bây giờ các chi bộ lại không còn coi chúng tôi là thành phần công nông gần đảng nữa mà chuyển thành tầng lớp trí thức tiểu tư sản bấp bênh ! Trở thành kỹ sư, tiến sĩ, giáo sư ... thì lại xa đảng hơn lúc chưa đi học !. Nghĩa là trên thực tế thì chất Đảng ngược chiều với chất trí thức ! Đó là điều nghịch lý".....Dắt Tay Nhau, Đi Dưới Tấm Biển Chỉ Đường của Trí Tuệ - Hà Sĩ Phu 1988

"Khẳng định vai trò quyết định của tự do và phát triển không có nghĩa là khi có hai điều kiện ấy thì tự khắc sẽ có Bình đẳng và Bác ái mà không cần đến hoạt động khuyến thiện và nỗ lực tranh đấu của con người. Không thể lấy khát vọng thay cho qui luật, nhưng khát vọng đúng sẽ xúc tiến nhanh qui luật...." Đôi Điều Suy Nghĩ của Một Công Dân - Hà Sĩ Phu 1993

"Mọi hoạt động Tranh đấu của con người từ cổ chí kim , không có gì ra ngoài ý nghĩa của chữ QUYỀN CON NGƯỜI. "Quyền Con người" ngày nay đã trở thành vấn đề toàn cầu không nước nào có thể lẩn tránh, điều ấy đánh dấu một bước trưởng thành khổng lồ của văn minh nhân loại. Ở đâu có áp bức bất công, ở đâu con người bị đối xử phi lý đều có thể tìm nơi "Quyền Con Người" một điểm tựa để tranh đấu, ít nhất cũng là điểm tựa tinh thần. Mặt khác. từ ánh sáng chung nhất về "Quyền Con Người", con người có thể nhìn lại những trào lưu Tranh đấu của mình một cách có cơ sở khách quan, khoa học và sáng suốt hơn..." Chia Tay Ý Thức Hệ - Hà Sĩ Phu 1995

VĂN HỌC - Sáng Trăng    

THÔNG BÁO PHÁT HÀNH

 

TUYỂN TẬP THƠ - VĂN VÀ CÂU ĐỐI

 

CỦA TIẾN SĨ HÀ SỸ PHU

 

---o0o---

 

 

(hình trang bìa)

 

---o0o---

 

Trong tháng 03.2004 Tổ Chức Dân Chủ Việt Nam và báo Cánh Én sẽ phát hành sách Sáng Trăng của ông Hà Sỹ Phu. Quyển sách này nằm trong chương trình xuất bản những bài viết của các nhà đấu tranh dân chủ ở Việt Nam, nhằm phá vỡ những cấm đoán tự do ngôn luận ở Việt Nam của nhà cầm quyền Hà Nội. Bạn đọc nào muốn có cuốn sách xin liên lạc về địa chỉ của toàn soạn báo CE cùng với sự ủng hộ tuỳ tâm về tài chính. Chúng tôi sẽ dành toàn bộ số tiền thu được để ủng hộ các chiến sĩ dân chủ ở Việt Nam.

 

Để thêm thông tin về Tuyển tập Sáng trăng của tiến sĩ Hà Sỹ Phu xin tìm đọc bài viết:

Sáng Trăng - Tuyển tập chưa đầy đủ các tác phẩm Thơ -Văn và Câu Đối của Hà Sỹ Phu

trong báo Cánh Én số 138 - Tháng 01 và 02.2004

của tác giả Đỗ Hồng Sơn - Ban biên tập cuốn sách.

 

 

---o0o---

 

 

Sau đây ban biên tập Web Cánh Én xin trích dẫn một vài nét về tác giả và phần Lời dẫn của ông trong Tuyển tập Sáng Trăng:

 

"Đảng cộng sản Việt Nam như người đi đường không biết dùng bản đồ. Thỉnh thoảng lại sa xuống hố. Lóp ngóp bò lên được thì hô vang thắng lợi. Cứ như thế Đảng dắt nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác."

 

 

Hà Sỹ Phu

 

"tên thật của ông là Nguyễn Xuân Tụ, sinh ngày 22.04.1940, tại Làng Đông Hồ, Huyện Thuận Thành, Tỉnh Bắc Ninh.

Ông học đại học tại Hà Nội, đỗ phó tiến sĩ về Sinh Học tại Tiệp Khắc.

Ông từng giữ trách nhiệm Viện Phó Phân Viện Đà Lạt của Viện Khoa Học Việt Nam.

Năm 1988 Hà Sỹ Phu về hưu (non), ông tham gia hội Văn Nghệ Lâm Đồng tại Đà Lạt, cộng tác với tạp chí Langbian từ năm 1988 qua các bài thơ ngắn với bút hiệu là Tú Xuân. Nhiều người bắt đầu biết đến ông qua các tác phẩm nổi tiếng ông viết: "Dắt tay nhau đi dưới tấm biển chỉ đường của trí tuệ" (1988), "Đôi điều suy nghĩ của một công dân" (1993), "Chia tay ý thức hệ" (1995). Ngay lập tức các tác phẩm này của Hà Sỹ Phu đã được đón nhận, chuyền tay ở trong nước và phổ biến rộng rãi ở ngoài nước.

Dư luận đánh giá về ông qua các tác phẩm trên là một trí thức cấp tiến hàng đầu. Nhà văn Tiêu Dao Bảo Cự viết: "Hà Sĩ Phu là biểu tượng của trí tuệ, của tự do tư tưởng trong thời kỳ mới của đất nước và thời đại"

 

 

---o0o---

 

Mấy lời cùng bè bạn!

 

Trước hết xin thưa với bạn bè: "Bản sưu tập này chưa phải là một "xuất bản phẩm" gì cả. Đơn giản là tôi thích văn thơ, từ nhỏ đã nhiều phen ngứa tay võ vẽ đôi dòng...

Viết ra rồi thì đưa vài bản biếu bạn bè xem, xem nó ra sao và sửa chữa cho. Bạn bè bảo "tạm được, gửi cho Nhà xuất bản được", thì mừng, mà nếu bạn nói thẳng ra rằng "nói thật với ông, nó như mùi châu chấu trong cái ống quyển của Trạng Quỳnh vậy" thì tôi còn khoái trí hơn. Trò chơi mà, ăn bổng ăn giải gì mà lo.

 

*

*    *

 

Sưu tập có ba phần: Thơ, Văn và Câu đối.

Sau cùng là mấy lời bình của nhà thơ Bùi Minh Quốc viết cách đây đã mấy năm (ở tôi mọi thứ thường chậm trễ, cũng xin được coi là bình thường) và tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang viết gần đây hơn.

Phần thơ khá lộn xộn, tóm được cái gì trước thì ghi trước. Không biên tập, không sắp xếp. Thơ phú vớ vẩn của mình. Quan trọng gì.

 

Xin biết ơn tất cả bạn bè mà tôi kính trọng và yêu mến.

 

Hà Sỹ Phu

___________________

(BBT CE  trích từ Sáng Trăng)

SÁNG TRĂNG - TUYỂN TẬP CHƯA ĐẦY ĐỦ

 

CÁC TÁC PHẨM THƠ, VĂN VÀ CÂU ĐỐI CỦA HÀ SỸ PHU

 

 

ĐỖ HỒNG SƠN

 

 

Trong tháng 3.2004 Tổ Chức Dân Chủ Việt Nam và báo Cánh Én sẽ phát hành sách Sáng Trăng của ông Hà Sỹ Phu. Quyển sách này nằm trong chương trình xuất bản những bài viết của các nhà đấu tranh dân chủ ở Việt Nam, nhằm phá vỡ những cấm đoán tự do ngôn luận ở Việt Nam của nhà cầm quyền Hà Nội. Bạn đọc nào muốn có cuốn sách xin liên lạc về địa chỉ của toàn soạn báo CE cùng với sự ủng hộ tuỳ tâm về tài chính. Chúng tôi sẽ dành toàn bộ số tiền thu được để ủng hộ các chiến sĩ dân chủ ở Việt Nam. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu bài viết của Ban biên tập cuốn sách.

 

Cùng bạn đọc,
 

Cuốn sách mà bạn đang cầm trong tay là một cuốn sách đặc biệt. Bởi tác giả của nó là một người đặc biệt, rất đặc biệt.

Đó là Hà Sĩ Phu.

 

Độc giả nguyệt san Cánh Én đã ít nhiều đã quen biết ông, Hà Sĩ Phu của chúng ta, qua các tác phẩm đăng rải rác trên Cánh Én, cũng như trên báo chí Việt Nam hải ngoại. Ông cũng được người đọc biết đến ở bên ngoài biên giới Việt Nam với tư cách một nhà dân chủ bị nền độc tài bức hại nhưng không lúc nào ngừng đấu tranh cho công cuộc dân chủ hoá Việt Nam.

Cuốn sách này, với tựa đề Sáng Trăng, không giới thiệu những tác phẩm của Hà Sĩ Phu trong lĩnh vực chính trị.

Sáng Trăng là một tập họp không đày đủ những tác phẩm của ông từ khi ông còn được "tự do" đến khi ông bị quản chế như hiện nay, nhưng thuộc các lĩnh vực khác - Văn xuôi, Thơ và Câu đối của Hà Sỹ Phu.

Để giới thiệu nó với bạn đọc, chúng tôi những người làm công việc xuất bản nó, cả ở trong nước lẫn ngoài nước - đã phải bỏ ra nhiều thời gian và công sức...

Như mọi người đều biết, từ lâu tác giả đã bị nhà cầm quyền Hà Nội trấn áp bằng mọi cách. Chính quyền độc tài từ lâu coi Hà Sĩ Phu là kẻ thù không đội trời chung. Nó căm ghét ông với tất cả tàn lực của một chế độ tìên thiên bất túc. Nhưng nó sợ ông. Nó sợ sự lan tràn trong quần chúng những tư tưởng dân chủ mà ông là người quảng bá. Vì thế nó dùng mọi thủ đoạn cách ly với thế giới bên ngoài. Hết cầm tù, lại quản chế, điện thoại bị cắt, cho công an chìm ngày đêm gác trước cửa nhà, đe doạ những ai dám đến thăm ông...

Vì vậy, việc có được một sưu tập các bài viết của ông, chuyển được chúng an toàn ra ngoài biên giới, là cả một công việc khó khăn. Và nguy hiểm nữa. Nếu không có những con người dũng cảm, yêu mến lẽ phải, sự thật và vô cùng yêu mến tác giả thì chúng ta khó mà có được nó trong tay.

 

Hà Sĩ Phu tên thật là Nguyễn Xuân Tụ, sinh ngày 22.4.1940, tại Làng Đông Hồ, Huyện Thuận Thành, Tỉnh Bắc Ninh. Ông học đại học tại Hà Nội, đỗ phó tiến sĩ về Sinh Học tại Tiệp Khắc. Ông từng giữ trách nhiệm Viện Phó Phân Viện Đà Lạt của Viện Khoa Học Việt Nam. Năm 1988 Hà Sỹ Phu về hưu (non), ông tham gia hội Văn Nghệ Lâm Đồng tại Đà Lạt, cộng tác với tạp chí Langbian từ năm 1988 qua các bài thơ ngắn với bút hiệu là Tú Xuân. Nhiều người bắt đầu biết đến ông qua các tác phẩm nổi tiếng ông viết: "Dắt tay nhau đi dưới tấm biển chỉ đường của trí tuệ" (1988), "Đôi điều suy nghĩ của một công dân" (1993), "Chia tay ý thức hệ" (1995). Ngay lập tức các tác phẩm này của Hà Sỹ Phu đã được đón nhận, chuyền tay ở trong nước và phổ biến rộng rãi ở ngoài nước. Dư luận đánh giá về ông qua các tác phẩm trên là một trí thức cấp tiến hàng đầu. Nhà văn Tiêu Dao Bảo Cự viết: "Hà Sĩ Phu là biểu tượng của trí tuệ, của tự do tư tưởng trong thời kỳ mới của đất nước và thời đại".

Ngày 5.12,1995, Hà Sỹ Phu bị công an Hà Nội dàn cảnh một vụ đụng xe để bắt ông.

Ngày 6.12.1995, công an Lâm Đồng lại đến bao vây, lục soát tư gia của ông tại Đà Lạt và tịch thu trên 3000 trang tư liệu cùng một số đĩa vi tính, băng vidéo, cassette.

Ngày 22.8.1996, chính quyền Hà Nội xử ông Hà Sĩ Phu một năm tù ở với tội danh "có hành vi tiết lộ bí mật của nhà nước".

Ngày 4.12.1996, sau một năm giam giữ với một bản án phi lý, dưới áp lực của nhiều tổ chức quốc tế, Hà Sỹ Phu được trả tự do.

Kể từ đó đến nay, chính quyền Hà Nội vẫn nhiều lần cho công an tới xách nhiễu, dọa nạt, ra lệnh quản chế và có lần doạ sẽ đem Hà Sỹ Phu ra xét xử về tội danh phản quốc. Gần đây nhất, trong tháng 12.2003 Hà Sỹ Phu ra Hà Nội chữa bệnh, khi trở về Đà Lạt đã bị công an bắt làm kiểm điểm và lập "Biên bản về Vi phạm hành chính" với lý do không làm đơn xin phép công an trước khi đi.

 

Sáng Trăng giới thiệu một Hà Sỹ Phu khác, không phải chỉ là một nhà lý luận chính trị cấp tiến, mà còn là một nghệ sĩ lúc nào cũng ưu tư tới thời cuộc, đất nước.

 

Đây là phần đóng góp nhỏ bé của của các thành viên Tổ chức Dân Chủ Việt Nam nhằm phổ biến trong cộng đồng những tiếng nói dân chủ bất khuất ở trong nước. Chính quyền độc tài Hà Nội cần phải hiểu rằng không một sức mạng nào có thề ngăn cản được những tiếng nói của tự do và sự thật.

 

Ban Biên Tập báo Cánh Én và nhóm phát hành

 


LÝ LUẬN    VĂN HỌC    BÌNH LUẬN    PHỎNG VẤN    VỤ ÁN LIÊN QUAN    TIỂU SỬ