LÝ LUẬN     VĂN HỌC     BÌNH LUẬN     PHỎNG VẤN     VỤ ÁN LIÊN QUAN     TIỂU SỬ

"Sau mấy chục năm được nhà trường xã hội chủ nghĩa trau dồi bao nhiêu tri thức về khoa học tự nhiên, về triết học Mác-Lê, về chính trị ... thì bây giờ các chi bộ lại không còn coi chúng tôi là thành phần công nông gần đảng nữa mà chuyển thành tầng lớp trí thức tiểu tư sản bấp bênh ! Trở thành kỹ sư, tiến sĩ, giáo sư ... thì lại xa đảng hơn lúc chưa đi học !. Nghĩa là trên thực tế thì chất Đảng ngược chiều với chất trí thức ! Đó là điều nghịch lý".....Dắt Tay Nhau, Đi Dưới Tấm Biển Chỉ Đường của Trí Tuệ - Hà Sĩ Phu 1988

"Khẳng định vai trò quyết định của tự do và phát triển không có nghĩa là khi có hai điều kiện ấy thì tự khắc sẽ có Bình đẳng và Bác ái mà không cần đến hoạt động khuyến thiện và nỗ lực tranh đấu của con người. Không thể lấy khát vọng thay cho qui luật, nhưng khát vọng đúng sẽ xúc tiến nhanh qui luật...." Đôi Điều Suy Nghĩ của Một Công Dân - Hà Sĩ Phu 1993

"Mọi hoạt động Tranh đấu của con người từ cổ chí kim , không có gì ra ngoài ý nghĩa của chữ QUYỀN CON NGƯỜI. "Quyền Con người" ngày nay đã trở thành vấn đề toàn cầu không nước nào có thể lẩn tránh, điều ấy đánh dấu một bước trưởng thành khổng lồ của văn minh nhân loại. Ở đâu có áp bức bất công, ở đâu con người bị đối xử phi lý đều có thể tìm nơi "Quyền Con Người" một điểm tựa để tranh đấu, ít nhất cũng là điểm tựa tinh thần. Mặt khác. từ ánh sáng chung nhất về "Quyền Con Người", con người có thể nhìn lại những trào lưu Tranh đấu của mình một cách có cơ sở khách quan, khoa học và sáng suốt hơn..." Chia Tay Ý Thức Hệ - Hà Sĩ Phu 1995

NHỮNG VỤ ÁN

Khi nào HSP mới được giải chế? (Ngô Thị Hiền)


COMMITTEE For RELIGIOUS FREEDOM In VIETNAN (CRFV)
ỦY BAN TỰ DO TÔN GIÁO CHO VIỆT NAM
PỌ Box 342111, MD 20827 /Tel:(301) 365-2489 /Fax:(301) 365-5961
Email: crfvn@aol.com /Website: www.crfvn.org

Khi Nào Bản Án Quản Chế Của Ông Hà Sĩ Phu Mới Được Giải Chế ?

Washington DC , ngày 21 tháng 2, 2003 (CRFV)

Theo một nguồn tin của một người trong tổ dân phố Don Bosco (Đà Lạt) cho biết, nhà cầm quyền CS đã tạo nhiều buổi đấu tố nhà văn Hà Sĩ Phu (TS Nguyễn Xuân Tụ) buộc tội ông đã không thành tín, nghiêm chỉnh thi hành lệnh quản chế trong hai năm nay, để lờ đi ngày giải chế 14 tháng 2, 2003, mà ông Hà Sĩ Phu vô cùng mong đợi để còn được về Sài gòn trị bệnh.

Ngày 13 tháng 2, 2003, chính quyền CS địa phương đã 'treo đầu heo bán thịt chó" để kêu gọi cuộc họp dân phố rồi biến thành cuộc đấu tố nặng nề nhà văn Hà Sĩ Phu. Theo các đảng viên CS trong buổi đấu tố này, ông Hà Sĩ Phu đã ngang nhiên thách thức nhà nước khi ủy nhiệm cho các ông Nguyễn Thanh Giang, Hoàng Tiến được quyền ký tên ông trong các bản góp ý, kháng thư chung.

Những đảng viên CS này đã điều khiển cuộc đấu tố dưới hình thức "cải cách ruộng đất". Họ sỉ vã, mắng chửi và gọi ông là thứ vô học (?), ngoan cố ...

Trong suốt hai buổi đấu tố đầu, ông Hà Sĩ Phu tỏ ra rất bình tĩnh, ăn nói điềm đạm. Điều này làm những đảng viên thất học điên tiết. Họ cho rằng ông Hà Sĩ Phu coi thường họ khi hành xử đúng tư cách và bản chất của một người trí thức (!). Họ muốn chờ ông tỏ dấu ăn năn, cúi đầu chịu tội cho những điều phi lý mà họ áp đặt trên ông qua bản án 2 năm quản chế vì tranh đấu cho dân chủ đa nguyên.

Suốt buổi đấu tố, chỉ có 2 lần ông Hà Sĩ Phu đã tỏ ra mất bình tỉnh và lớn tiếng, khi bọn cán bộ CS gọi các người bạn của ông như Trần Độ, Nguyễn Thanh Giang, Hoàng Tiến là thứ này thứ kia, tên này tên nọ ... và khi ông Hà Sĩ Phu dùng lý luận chận hỏi thì bọn cán bộ ngu dốt câm họng không trả lời được.

Sau những lần đấu tố, ông Hà Sĩ Phu đều không chịu ký vào biên bản với những lời lẽ vu khống, bịa đặt mà bọn cán bộ CS địa phương vẽ vời ra.

Lần đấu tố thứ ba đã được thông báo nhưng không thấy ông Hà Sĩ Phu hiện diện.

Với tình hình này, không biết lúc nào ông Hà Sĩ Phu mới được giải chế. Tuy sống tại Đà Lạt, nhưng ông không hề được phép bước chân ra phố chợ Đà Lạt. Đau đớn thay cho một người thí thức và có sĩ khí phải sống dưới một chế độ mệnh danh : Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc !

Trân trọng kính báo
Ngô Thị Hiền

 


LÝ LUẬN    VĂN HỌC    BÌNH LUẬN    PHỎNG VẤN    VỤ ÁN LIÊN QUAN    TIỂU SỬ